Để không bị loại khỏi cuộc chơi bởi các tiêu chuẩn cao về môi trường và xã hội do các thị trường nhập khẩu đặt ra, các nước xuất khẩu cần thay đổi tư duy, quan tâm tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng.

Việt Nam xúc tiến xuất khẩu xanh

Tuyết Nhung | 24/11/2023, 16:55

Để không bị loại khỏi cuộc chơi bởi các tiêu chuẩn cao về môi trường và xã hội do các thị trường nhập khẩu đặt ra, các nước xuất khẩu cần thay đổi tư duy, quan tâm tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng.

Thông tin trên được đưa ra tại Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2023 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” tổ chức ngày 24.11. 

e9de6381-e7c3-4c32-94ab-fdefa3893f52.jpeg
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng vấn đề phát triển xanh, xuất khẩu xanh, bền vững không còn là chủ đề mới. Hiện nay, các cơ quan chính phủ, tổ chức công và khối tư nhân trên thế giới đã đặt sự quan tâm lớn tới vấn đề liên quan tới chủ đề thương mại xanh. Tăng trưởng xanh, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn đã trở thành xu hướng trên toàn cầu như một giải pháp tích cực nhằm giảm phát thải nhà kính, nâng cao năng lực chống chịu và tính sáng tạo của nền kinh tế, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon và phát triển bền vững. 

Xu hướng phát triển này đã và đang hình thành nên “luật chơi” mới về thương mại và đầu tư. Nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới đã đặt ra những quy định liên quan đến môi trường khắt khe hơn đối với hàng hóa nhập khẩu như chính sách tăng trưởng xanh châu Âu, thỏa thuận xanh châu Âu kèm theo các cơ chế chương trình như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (Carbon Border Adjustment Mechanism - CBAM); Chiến lược từ trang trại đến bàn ăn (Farm to Fork); Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn (Circular Economy Action Plan) hay Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030...

"Để không bị loại khỏi cuộc chơi bởi các tiêu chuẩn cao về môi trường và xã hội do các thị trường nhập khẩu đặt ra, các nước xuất khẩu cần thay đổi tư duy, quan tâm tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng trong thương mại quốc tế để đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật khắt khe của thị trường", Thứ trưởng nhấn mạnh và cho rằng, phát triển xanh, bền vững được định hướng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030 của Việt Nam; Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã và đang nỗ lực định hướng và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm thải carbon, nghiên cứu ban hành chính sách, cơ chế hỗ trợ triển khai các giải pháp áp dụng công nghệ sạch, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, sản xuất sạch hơn, kinh tế tuần hoàn.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng thường xuyên triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức chuỗi hội nghị giao ban định kỳ hàng tháng theo chủ đề giữa bộ, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và hệ thống các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Qua đó trao đổi thông tin, cập nhật các thông tin mới nhất về quy định của quốc tế, chính sách pháp luật quốc gia nhập khẩu, đặc biệt là các quy định về giảm phát thải khí nhà kính, các chính sách, tiêu chuẩn sản phẩm xanh để giúp các doanh nghiệp nâng cao nhận thức, năng lực trong quá trình phát triển và sản xuất kinh doanh phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật, đáp ứng quy định của nước nhập khẩu và yêu cầu của các nhà mua hàng quốc tế.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải mong muốn nhận được các khuyến nghị về xây dựng chính sách để thúc đẩy xúc tiến xuất khẩu xanh, các giải pháp cho hiệp hội và doanh nghiệp xúc tiến chuyển đổi xanh trong sản xuất và xuất khẩu, giải pháp về xúc tiến xuất khẩu xanh... Từ đó có đánh giá phân tích và xây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại một cách hiệu quả, định hướng cho hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp trong triển khai hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp với bối cảnh mới.

Việt Nam là một trong các quốc gia có những cam kết mạnh mẽ về môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (COP26), trong đó có cam kết tiên phong đi đầu trong chuyển đổi năng lượng, cùng với chuyển đổi xanh và chuyển đổi số, với cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Đây là nhiệm vụ vừa mang tính xu thế của thời đại, vừa hết sức cần thiết đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế.

Đồng thời Việt Nam cũng là quốc gia có nền ngoại thương phát triển, nói cách khác nền kinh tế phụ thuộc lớn vào ngoại thương. Vì vậy, việc chuẩn bị cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam thích ứng hiệu quả với những tiêu chuẩn xanh mới phát sinh, là sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam.

Bài liên quan
Mỹ hạn chế xuất khẩu chip AI, Huawei có cơ hội lấp đầy khoảng trống của Nvidia ở Trung Quốc
Các nhà phân tích cho biết những biện pháp của Mỹ nhằm hạn chế xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến sang Trung Quốc có thể khiến Nvidia phải rút lui và tạo cơ hội cho Huawei mở rộng tại thị trường trong nước trị giá 7 tỉ USD.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phương án tổ chức thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024
1 giờ trước Giáo dục
Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam xúc tiến xuất khẩu xanh