VKS nhận định hành vi phạm tội của các bị cáo là rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm tới hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, làm mất niềm tin của nhân dân trong công tác thi cử, xâm phạm danh dự của thầy cô giáo, làm mất cơ hội của các học sinh có năng lực trong học tập, gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân.

VKS Sơn La: ‘Các bị cáo đã làm mất cơ hội của các học sinh có năng lực’

24/05/2020, 20:34

VKS nhận định hành vi phạm tội của các bị cáo là rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm tới hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, làm mất niềm tin của nhân dân trong công tác thi cử, xâm phạm danh dự của thầy cô giáo, làm mất cơ hội của các học sinh có năng lực trong học tập, gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân.

Đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa - Ảnh: T.A

Sau hơn 3 ngày xét hỏi công khai 12 bị cáo và những người tham gia tố tụng khác để làm rõ những sai phạm trong vụ gian lận thi cử rúng động Sơn La, chiều 24.5, HĐXX TAND tỉnh Sơn La tuyên bố kết thúc phần xét hỏi. Trước khi đi vào phần tranh luận, đại diện Viện KSND tỉnh Sơn La giữ nguyên quan điểm truy tố.

Cụ thể, bị cáo Trần Xuân Yến (cựu Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La) là tổ trưởng tổ xử lý bài thi trắc nghiệm, có nhiệm vụ phân công giám sát các thành viên trong tổ; mặc dù không tham gia sửa bài thi nhưng Yến đã đồng thuận, tạo điều kiện cho các bị cáo khác rút, sửa bài thi. Ngoài ra, bị cáo Yến còn có hành vi che giấu hành vi phạm tội bằng cách chỉ đạo Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng khảo thí – Sở GD-ĐT tỉnh Sơn La) xóa dữ liệu trên máy tính.

Trong vụ án này, VKS nhận định các bị cáo đều có năng lực trách nhiệm hình sự, có trình độ nhận thức pháp luật nhưng với động cơ vụ lợi, động cơ cá nhân khác, các bị cáo đã cố ý phạm tội. Hành vi phạm tội của các bị cáo là rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm tới hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, làm mất niềm tin của nhân dân trong công tác thi cử, xâm phạm danh dự của thầy cô giáo, làm mất cơ hội của các học sinh có năng lực trong học tập, gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân.

Vụ án được xét xử nhiều ngày

Vì vậy, VKS đề nghị phải có một bản án phù hợp với tính chất, mức độ, hành vi phạm tội của các bị cáo nhằm trừng trị riêng cũng như giáo dục răn đe tội phạm nói chung. Tuy nhiên, khi xem xét lượng hình, VKS nhận thấy các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, có nhiều thành tích trong công tác.

Với các căn cứ nêu trên, VKS đề nghị HĐXX xử phạt bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga từ 16-17 năm tù về tội “Nhận hối lộ”; 7-8 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; tổng hợp hình phạt từ 23-25 năm tù.

Đề nghị xử phạt bị cáo Lò Văn Huynh từ 17-18 năm tù về tội “Nhận hối lộ”, 6-7 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; tổng hợp hình phạt từ 23-25 năm tù. Cầm Thị Bun Sọn từ 4-5 năm tù về tội “Nhận hối lộ”, 5-6 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; tổng hợp hình phạt từ 9-11 năm tù.

Bị cáo Nguyễn Minh Khoa tại phiên tòa

Về tội “Đưa hối lộ”, bị cáo Trần Văn Điện và Nguyễn Minh Khoa cùng bị đề nghị xử phạt từ 12-13 năm tù; Hoàng Thị Thành và Lò Thị Trường cùng bị đề nghị từ 2-3 năm tù.

Về tội danh “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, VKS đề nghị xử phạt Trần Xuân Yến từ 7-8 năm tù; Đặng Hữu Thủy từ 6-7 năm tù; Đỗ Khắc Hưng 5-6 năm tù; Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Đinh Hải Sơn từ 2-3 năm tù. Ngoài ra, các bị cáo còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền, sung ngân sách nhà nước.

Nguyên Phó Giám đốc sở GD&ĐT Sơn La Trần Xuân Yến bị đề nghị tới 8 năm tù

Theo cáo trạng, tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Trần Xuân Yến, Nguyễn Thị Hồng Nga, Lò Văn Huynh, Đặng Hữu Thủy, Cầm Thị Bun Sọn, Đinh Hải Sơn, Nguyễn Thanh Nhàn, Đỗ Khắc Hưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao với động cơ vụ lợi và động cơ cá nhân khác đã câu kết với nhau thực hiện hành vi rút bài thi trắc nghiệm sửa, nâng điểm; in khóa phách vòng 1 vòng 2 để nâng điểm cho 44 thí sinh.

Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm trước đó cũng như tại bản kết luận điều tra bổ sung, nhiều người đã thừa nhận có hành vi đưa tiền “cảm ơn” cho các bị cáo khi đã tác động nâng điểm.

Cơ quan tố tụng xác định bị cáo Lò Thị Trường (lao động tự do) đã đưa 300 triệu đồng cho Lò Văn Huynh; bị cáo Hoàng Thị Thành (cựu Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quỳnh Nhai) đưa hơn 400 triệu đồng cho Cầm Thị Bun Sọn để nhờ nâng điểm cho con mình. Bị cáo Trần Văn Điện (cựu cán bộ Trường THCS Chiềng Cơi) đã đưa hối lộ hơn 1 tỉ đồng cho bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga để nhờ nâng điểm cho 4 thí sinh.

Đặc biệt, trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Minh Khoa (cựu Phó Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Sơn La) đã có hành vi thỏa thuận đưa 1 tỉ đồng cho Lò Văn Huynh để giúp nâng điểm cho một số thí sinh trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sơn La.

Nhã Thanh

Gian lận điểm thi tại Sơn La: 1 tỉ đồng tiền ‘cảm ơn’ vẫn chưa ngã ngũ

Cựu phó giám đốc sở GD-ĐT Sơn La nói trước tòa: Bị ép cung

Gian lận điểm thi tại Sơn La: Tranh cãi việc nhờ xem điểm hay nhờ nâng điểm

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
37 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
VKS Sơn La: ‘Các bị cáo đã làm mất cơ hội của các học sinh có năng lực’