Trong tuần đầu tháng 6, Bộ Tài chính đã ban hành báo cáo về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) lũy kế 4 tháng, ước thực hiện 5 tháng kế hoạch năm 2023.
Phó thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ: "Tại sao cùng 1 môi trường pháp lý, Chính phủ chỉ đạo công khai, minh bạch, công bằng, "không ưu ái" riêng địa phương nào mà nơi giải ngân đầu tư công tốt, nơi lại không?".
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang lưu ý các địa phương hạn chế tối đa đầu tư dàn trải, phân tán, gây lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả đầu tư, thậm chí gây rủi ro về công tác cán bộ.
Hiện vốn tạm ứng quá hạn chưa thu hồi là hàng nghìn tỉ đồng. Trong đó, nhiều khoản quá hạn lâu năm do dự án bị đình hoãn, dừng thực hiện, chủ đầu tư giải thể, nhà thầu phá sản...
Dù còn nhiều khó khăn nhưng công tác đầu tư xây dựng các công trình từ vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Tiền Giang luôn đạt kết quả cao. Trong những năm gần đây, công tác giải ngân vốn đầu tư công tại địa phương này luôn dẫn đầu trong khu vực và nhóm hạng cao so với cả nước.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ ước giải ngân 3 tháng kế hoạch năm 2023 đạt 9,69% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 10,35%.
Với khối lượng vốn đầu tư công lớn hơn hơn, yêu cầu cao hơn, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu phải giải ngân đạt ít nhất 95% trong tổng số hơn 711 nghìn tỉ đồng vốn đầu tư công năm 2023.
Đến ngày 8.2, đã có 45/52 bộ, cơ quan trung ương và 63 tỉnh thành gửi công văn về phân bổ kế hoạch vốn năm 2023 đến Bộ Tài chính với tổng số kế hoạch vốn đã triển khai chi tiết là 664.211,744 tỉ đồng.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết tỷ lệ giải ước giải ngân tháng 1 theo kế hoạch năm 2023 đạt 1,72% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 1,81%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (2,5%).