Khối lượng giải ngân 10 dự án của ngành y tế TP.HCM đến hết quý 2/2024 là 67,958 tỉ đồng, chỉ mới đạt tỉ lệ giải ngân là 27%, chưa đạt theo chỉ đạo của UBND TP.HCM.
Thông tin Y học

TP.HCM: Vì sao giải ngân vốn đầu tư công của ngành y tế còn chậm?

Hồ Quang 19:11 18/07/2024

Khối lượng giải ngân 10 dự án của ngành y tế TP.HCM đến hết quý 2/2024 là 67,958 tỉ đồng, chỉ mới đạt tỉ lệ giải ngân là 27%, chưa đạt theo chỉ đạo của UBND TP.HCM.

Liên quan đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của ngành y tế TP.HCM còn quá chậm, chưa đạt yêu cầu mà TP đặt ra, chiều 18.7, bà Lê Thiện Quỳnh Như – Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết công tác đầu tư công lĩnh vực y tế năm 2024 có 7 dự án chuyển tiếp đang được thi công và 35 dự án đã được Hội đồng nhân dân thông qua chủ trương chuẩn bị đầu tư, đang được lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi với Chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.

tphcm-vi-sao-giai-ngan-von-dau-tu-cong-cua-nganh-y-te-con-cham-hinh-anh.png
Bà Lê Thiện Quỳnh Như - Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM chia sẻ về tình hình giải ngân vốn đầu tư công của ngành y tế TP vào chiều 18.7 - Ảnh: PV

Hiện các đơn vị trực thuộc Sở Y tế đang làm chủ đầu tư của 10 dự án. Tổng vốn đầu tư công năm 2024 cấp cho 10 dự án trên là 253,436 tỉ đồng.

Theo chỉ đạo của UBND TP, trong quý 1 phải đạt tỉ lệ giải ngân từ 10% trở lên, quý 2, từ 30% trở lên, quý 3 từ 70% trở lên và quý 4 từ 95% trở lên .

Khối lượng giải ngân của 10 dự án tính đến hết quý 1/2024 đạt tỉ lệ 14%; nhưng đến hết quý 2 ( hết tháng 6.2024) mới giải ngân được 67,958 tỉ đồng đạt tỉ lệ giải ngân là 27%. Đây là con số chưa đạt được như chỉ đạo của UBND TP về việc giải ngân vốn đầu tư công của ngành y tế.

Theo bà Như, sở dĩ tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của ngành y tế chưa đạt yêu cầu là do 3 dự án xây dựng Khối 2, 4A và 5B mà Bệnh viện Nhi đồng 1 làm chủ đầu tư được cấp vốn năm 2024 là 94 tỉ đồng và khối lượng giải ngân tính đến hết tháng 6 năm 2024 là 5,957 tỉ đồng, đạt tỉ lệ 6%. Cả 3 dự án đến nay đã hoàn thành, chỉ còn công tác lắp đặt hệ thống khí sạch của Khối 4A và Khối 5B với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 20 tỉ đồng.

Trong khi đó, tổng thầu thi công đang thực hiện hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu để chủ đầu tư trình Sở Xây dựng xem xét, thẩm định, trình phê duyệt giá trị phát sinh của dự án làm cơ sở cho chủ đầu tư thực hiện giải ngân vốn cấp còn lại.

Trước tình hình trên, bà Như cho biết Sở Y tế tiếp tục tổ chức các cuộc họp giám sát, đôn đốc tại công trình và đồng chủ trì với Sở Xây dựng trong các cuộc họp nhằm tháo gỡ vướng mắc cho các nhà thầu thi công cũng như các bên liên quan để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Sở Y tế đã có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, trình UBND TP và đã được chấp thuận chủ trương điều hòa vốn nội bộ cho 3 dự án xây dựng Khối 2, 4A và 5B của Bệnh viện Nhi đồng 1 tại Quyết định số 2296/QĐ-UBND ngày 24.6.2024 về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 trong nội bộ các ngành, lĩnh vực, chương trình của các chủ đầu tư sử dụng vốn ngân sách địa phương của TP (đợt 3).

Trên cơ sở đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 (chủ đầu tư) tiếp tục thực hiện các bước còn lại để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án theo quy định.

“Theo chỉ đạo của UBND TP thì tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của ngành y tế trong quý 3 phải đạt 70% và quý 4 là 95%. Chúng tôi đã đưa ra kế hoạch giải ngân của 10 dự án trên đến quý 3 đạt 71% và quý 4 đạt tỷ lệ 98%”, bà Như cho biết thêm.

Bài liên quan
Bộ trưởng Đào Hồng Lan nêu 5 thách thức, khó khăn của ngành y tế
"Trong điều kiện hiện nay của chúng ta, bằng cách nào để có thể vận dụng nguồn lực để phục vụ cho người dân, đây là một thách thức rất lớn…".

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Vì sao giải ngân vốn đầu tư công của ngành y tế còn chậm?