Sáng 27.10, HĐXX TAND TP.Hà Nội tiếp tục mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 12 bị cáo trong vụ đại án BIDV liên quan đến ông Trần Bắc Hà.

Vụ BIDV: ‘Chưa đến lượt’ nhưng Công ty Trung Dũng vẫn được ông Trần Bắc Hà ‘ưu ái’

Nhã Thanh | 27/10/2020, 12:33

Sáng 27.10, HĐXX TAND TP.Hà Nội tiếp tục mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 12 bị cáo trong vụ đại án BIDV liên quan đến ông Trần Bắc Hà.

“Chưa đến lượt” để quan hệ với ông Trần Bắc Hà

Sáng 27.10, HĐXX tập trung làm rõ hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng trong việc cho Công ty Trung Dũng vay vốn. Cáo trạng nêu rõ mặc dù thẩm định, đánh giá tình hình tài chính của Công ty Trung Dũng gặp khó khăn, chi tiêu tài chính phản ánh khả năng thanh toán chưa đảm bảo, tỷ lệ tài sản đảm bảo trên giá trị hạn mức tín dụng đề nghị được cấp chưa đáp ứng chính sách tín dụng của BIDV... nhưng tháng 8.2011, các bị cáo Ngô Duy Chính, Nguyễn Xuân Giáp, Trần Hồng Quang, Đặng Thanh Nam vẫn thực hiện việc cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn 700 tỉ đồng cho Công ty Trung Dũng.

bidv-3-.jpg
Các bị cáo tại tòa - Ảnh: N.A

Tại tòa, bị cáo Ngô Duy Chính (cựu GĐ BIDV – chi nhánh Hà Thành) cho biết Công ty Trung Dũng là đơn vị vay vốn lớn và luôn hoàn thành việc trả nợ; là đơn vị xếp hạng A, khách hàng uy tín của BIDV. Khi Công ty Trung Dũng đề nghị cấp tín dụng năm 2011, chi nhánh có triển khai xem xét hồ sơ, thấy đủ điều kiện và đề xuất với BIDV.

Tuy nhiên, HĐXX đã trích dẫn Kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với chi nhánh Hà Thành có cho thấy Công ty Trung Dũng còn nhiều dư nợ, lợi nhuận giảm nhanh, có dấu hiệu kinh doanh dựa trên vốn vay và vốn chiếm dụng từ các doanh nghiệp khác.

Về phần mình, bị cáo Nguyễn Xuân Giáp (cựu PGĐ BIDV - chi nhánh Hà Thành) khai bị cáo có yêu cầu Công ty Trung Dũng phải kèm theo điều kiện quản lý dòng tiền doanh nghiệp và bổ sung tài sản đảm bảo. Tại thời điểm ký giải ngân, công ty Trung Dũng có cam kết với chi nhánh để thực hiện đủ điều kiện về tài sản đảm bảo, chi nhánh đã làm việc nhiều lần nhưng doanh nghiệp vẫn chưa bổ sung.

Cũng tại phiên tòa, cả 2 bị cáo Chính và Giáp đều khẳng định bản thân phải chịu áp lực từ cấp trên. Cáo trạng xác định đối với tất cả 26 khoản vay trên, các bị cáo đã không kiểm soát được tiền bán hàng của doanh nghiệp để thu nợ, không kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của Công ty Trung Dũng đối với các khoản giải ngân để mua phôi thép, dẫn đến dư nợ lớn, gây thiệt hại cho BIDV 865 tỉ đồng.

Về mối quan hệ với ông Trần Bắc Hà, bị cáo Đoàn Hồng Dũng (cựu Giám đốc Công ty Trung Dũng) khẳng định trước tòa: “Mọi hoạt động đều qua chi nhánh Hà Thành. Doanh nghiệp của bị cáo vẫn chưa đến lượt để quan hệ với ông Trần Bắc Hà”.

Tuy nhiên, tài liệu vụ án thể hiện ông Trần Bắc Hà có bút phê chỉ đao BIDV – chi nhánh Hà Thành thực hiện đề xuất phát hành L/C cho Công ty Trung Dũng trước khi chi nhánh và các Ban của Hội sở báo cáo, đề xuất là ngược với quy trình cấp tính dụng của BIDV. Việc làm này của ông Trần Bắc Hà bị VKS xác định là “có ưu ái đặc biệt” cho Công ty Trung Dũng, gây áp lực cho một số cán bộ BIDV – chi nhánh Hà Thành trong việc đề xuất phát hành L/C theo món khi Công ty Trung Dũng không đủ điều kiện tài chính để trả nợ khi đến hạn.

123027016_817743979028236_263208804305126442_n.jpg
Bị cáo Trần Anh Quang - Ảnh chụp màn hình

“Dựng” cháu họ lên làm TGĐ

Đầu năm 2015, ông Trần Bắc Hà có trao đổi với Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh về chủ trương thành lập dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Hà Tĩnh; BIDV cam kết là đơn vị tài trợ vốn và sẽ giới thiệu nhà đầu tư có kinh nghiệm, uy tín, cụ thể là liên danh 2 Công ty (Công ty CP An Phú và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai).

Theo cáo trạng, do Trần Duy Tùng (con trai ông Hà) đang là TGĐ Công ty An Phú, nên theo quy định, BIDV không được cấp tín dụng cho liên danh này. Do vậy, Trần Bắc Hà có chủ trương thành lập Công ty CP Bình Hà (công ty “sân sau” của Trần Bắc Hà) gồm 3 cổ đông tham gia góp vốn, trong đó có Trần Anh Quang (cháu họ ông Hà, lái xe cho Trần Duy Tùng), Thái Thành Vinh (bạn của Trần Duy Tùng) – đứng tên góp vốn cho Tùng vào Công ty Bình Hà; còn Đinh Văn Dũng do Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai giới thiệu.

Tại phiên tòa, bị cáo Trần Anh Quang (cựu TGĐ Công ty Bình Hà) khai nhận được Trần Duy Tùng (chú họ) nhờ theo dõi việc bán bò của công ty Bình Hà. Nhưng thực chất, bị cáo không có chuyên môn; mọi hoạt động đều do Tùng điều hành; giấy tờ cần thiết thì Tùng chỉ đạo cho bị cáo ký.

Với những nội dung liên quan đến Công ty Bình Hà, bị cáo Đinh Văn Dũng (cựu TGĐ Công ty Bình Hà) khẳng định không chỉ đạo việc thu tiền bán bò. Theo lời khai của bị cáo Dũng, tháng 10.2016, Trần Duy Tùng thống nhất với HĐQT thông qua số phiếu của 2 cổ đông góp vốn cho Tùng là Trần Anh Quang và Thái Thành Vinh đã bãi miễn chức danh TGĐ của Dũng và đưa Trần Anh Quang lên thay.

Do Trần Anh Quang không quyết toán được một số công việc với các Nhà thầu mà trước đây Dũng đã ký kết nên Tùng đã bổ nhiệm lại chức danh TGĐ của Dũng để hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán với các Nhà thầu. Việc Dũng làm TGĐ chỉ là trên danh nghĩa, còn Tùng trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Công ty Bình Hà.

Với hành vi chiếm đoạt tiền bán bò, cơ quan công tố cho rằng theo quy định, tiền bán bò thu về từ các công ty môi giới và các lò mổ phải chuyển về tài khoản của công ty Bình Hà tại BIDV chi nhánh Hà Tĩnh, để ngân hàng kiểm soát và đối trừ công nợ.

Do không có tiền góp vốn, theo chỉ đạo của con trai Trần Bắc Hà, Dũng và các bị cáo khác đã chiếm đoạt tiền bán bò để góp vốn cá nhân, chứng minh vốn đối ứng với BIDV, để ngân hàng tiếp tục giải ngân vốn vay và sử dụng vào mục đích cá nhân khác. Tổng số tiền các bị cáo chiếm đoạt của BIDV là hơn 149 tỉ đồng.

Sau khi phạm tội, Trần Duy Tùng và Thái Thành Vinh đã bỏ trốn nên Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế; đồng thời ra Quyết định tách vụ án hình sự và Quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với Trần Duy Tùng và Thái Thành Vinh, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.

Bài liên quan
Vụ BIDV: Công ty Trung Dũng đã ‘né’ sự quản lý của BIDV như thế nào?
Công ty Trung Dũng đã không trực tiếp bán hàng cho Công ty TISCO như cam kết với BIDV mà bán lòng vòng qua các công ty của gia đình để bán hàng cho Công ty TISCO nhằm tránh sự quản lý của BIDV...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ BIDV: ‘Chưa đến lượt’ nhưng Công ty Trung Dũng vẫn được ông Trần Bắc Hà ‘ưu ái’