Luật sư Bùi Quang Tín nhận định thông thường khi đưa ra một kết luận, Viện KSND phải có kết luận điều tra từ phía bên cơ quan điều tra, xem bên cơ quan điều tra đánh giá vấn đề đó như thế nào.

Vụ chủ đầu tư bán 1 căn hộ cho nhiều người: Luật sư nói gì?

Phan Diệu | 05/10/2017, 09:11

Luật sư Bùi Quang Tín nhận định thông thường khi đưa ra một kết luận, Viện KSND phải có kết luận điều tra từ phía bên cơ quan điều tra, xem bên cơ quan điều tra đánh giá vấn đề đó như thế nào.

NhưMột Thế Giớiđã đưa tin, chung cư Gia Phú (68 -72 Lê Văn Chí, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức) do Công ty TNHH Địa ốc Gia Phú làm chủ đầu tư. Từ năm 2012-2013, hàng trăm khách hàng đóng tiền cọc, có trường hợp đã đóng 100% giá trị hợp đồng để mua căn hộ tại đây.

Thế nhưng, đến ngày hẹn giao nhà vào đầu năm 2014 thì chủ đầu tư không chịu bàn giao nhà. Lúc này, nhiều người mua nhà tại dự án này mới “té ngửa” khi biết chủ đầu tư đã cũng lúc bán 1căn hộcho nhiều người.

Sau đó, nhiều hộ dân đã gửi đơn tố cáo lên cơ quan chức năng. Đến tháng 12.2015, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Hùng Nghiêm về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, đồng thời chuyển hồ sơ sang Viện KSNDTP.HCM đề nghị phê chuẩn các quyết định này.

Tuy nhiên, tới tháng 9.2016, những khách hàng đã đưa đơn tố cáo phải...“ngã ngửa” khi nhận được thông báo của công an trả lời rằng Viện KSND TP.HCMđã ra văn bản hủy quyết định khởi tố bị can, không phê chuẩn lệnh bắt tạm giam đối với ông Nghiêm.

Cụ thểtheo Viện KSND TP.HCM,mặc dù ông Nguyễn Hùng Nghiêm - Giám đốc củaGia Phú có hành vi gian dối trong việc bán căn hộ (bán 1 căn hộcho nhiều người), nhưng tiền thu được đã sử dụng để đầu tư xây dựng chung cư; ôngNghiêm vẫn còn 16 căn hộ và 3 sàn thương mại tổng giá trị khoảng 81,2 tỉ đồng chưa bán, 10 căn hộ còn lại chưa thể hiện rõ. Vì vậy, không đủ yếu tố dấu hiệu cấu thành tội phạm, chưa có đủ cơ sở để phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với ông Nghiêm. Trên cơ sở đó, Công an TP.HCM đã ra quyết định đình chỉ vụ án.

Về trường hợp này, theo luật sư Trần Đức Phượng -Đoàn Luật sư TP.HCM, kết luận của Viện KSND TP.HCM mang tính chất chủ quan nhiều hơn là dựa vào các chứng cứ, quá trình đầu tư dự án. Do đó, để đòi lại quyền lợi của mình,khách hàng phải làm đơn kiện ra tòa dân sự. Còn trường hợp đã kiện rồi thì phải làm đơn phá sản. Từ việc phá sản, cơ quan chức năng có thể tiếp tục điều tra và chủ đầu tư phải cung cấp quá trình sử dụng tài sản, quá trình sử dụng vốn, giấy tờ, kế toán của dự án đó cũng xác minh lại; sau đósẽ xem xét là có xử hình sự hay không.

Đồng quan điểm, luật sư Bùi Quang Tínnhận địnhthông thường khi đưa ra một kết luận, Viện KSND TP.HCM phải có kết luận điều tra từ phía bên cơ quan điều tra. Trước khi đưa ra kết luận, Viện KSND phải xem bên cơ quan điều tra đánh giá vấn đề đó như thế nào. Có nhiều trường hợp cơ quan điều tra đã xác định đầy đủ chứng cứ và yêu cầu khởi tố bị can, khởi tố hình sự nhưng Viện KSND TP.HCMcho rằng không đúng.Với những trường hợp này, nếu cảm thấy kết luận đó không phù hợp, khách hàng phải khởi kiện ra tòa dân sự để đòi lại quyền lợi.

Trong khi đó,luật sư Nguyễn Kiều Hưng từHãng luật Giải Phóng nói thời gian qua, Chính phủ có chủ trương không hình sự hóa các quan hệ về kinh tế nên các cơ quan tố tụng kháthận trọng trong việc xử lý hình sự. Tuy nhiên, một số người đã lợi dụng chủ trương này để cố tình chiếm đoạt tài sản của người khác. Vì vậy, cơ quan tố tụng cần có giải pháphợp lý để bảo đảm quyền lợicủa người dân. Nếu có dấu hiệucố tình tận thu tài sản của khách hàng thì phải xử lý hình sự để răn đe.

Có thể nói sau hơn 3 năm kể từ ngày những khách hàng mua căn hộ tại dự án chung cư Gia Phú tố cáo hành vi lừa đảo của chủ đầu tư, đến nay mọi chuyện vẫn chưa có hồi kết. Trong khi Viện KSND TP.HCM vẫn bảo lưu quan điểm “chưa đủ cơ sở khởi tố bị can” đối với đại diện chủ đầu tưthìhàng trăm khách hàng của Gia Phúc vẫn không biết đến bao giờ mới đòi lại được quyền lợi cho mình.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ chủ đầu tư bán 1 căn hộ cho nhiều người: Luật sư nói gì?