Nhờ đứng tên mua đất, xây dựng nhà xưởng làm cơ sở sản xuất, "một ngày xấu trời", doanh nghiệp ngoại bị "gạt" ra khỏi liên doanh khi giấy phép đầu tư hết hạn. Kiện ra tòa, doanh nghiệp ngoại bị "đo ván" vì "tình ngay mà lý gian". Đây chính là bài học đắt giá cho các thương nhân nước ngoài kinh doanh và hoạt động ở Việt Nam mà không tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật.

Vụ Đại Quang Maika thua kiện: Bài học đắt giá cho doanh nghiệp ngoại

Một Thế Giới | 05/10/2015, 18:42

Nhờ đứng tên mua đất, xây dựng nhà xưởng làm cơ sở sản xuất, "một ngày xấu trời", doanh nghiệp ngoại bị "gạt" ra khỏi liên doanh khi giấy phép đầu tư hết hạn. Kiện ra tòa, doanh nghiệp ngoại bị "đo ván" vì "tình ngay mà lý gian". Đây chính là bài học đắt giá cho các thương nhân nước ngoài kinh doanh và hoạt động ở Việt Nam mà không tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật.

Năm 1993, công ty Dea Kwang Trading Corporation (Hàn Quốc) do ông Kim Heung Soo làm Tổng giám đốc quyết định đầu tư mở xưởng sản xuất, xuất khẩu hàng may mặc tại TP Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp nước ngoài nếu muốn kinh doanh tại Việt Nam thì phải liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, ông Kim đã chuyển 431.950USD vào Việt Nam, nhờ ông Hàn Phúc Sinh và bà Dương Thị Mai Khanh (chủ DNTN Maika) đứng tên mua đất xây dựng nhà xưởng làm cơ sở sản xuất.

 Mỗi lần nhận tiền, ông Sinh và bà Khanh đều có ký giấy nhận, và dùng số tiền trên để mua nhà đất số 45 đường Tân Quý. Ngày 26/3/1994, DNTN Maika và Cty Dea Kwang liên doanh với nhau được cấp phép đầu tư với tên gọi là Cty TNHH Đại Quang Maika.

Năm 2004, cty Dea Kwang giải thể, những thành viên cổ đông của cty này giao toàn quyền quyết định cho ông Kim về tiền và tài sản đầu tư cho liên doanh.

Năm 1999, bà Khanh mất. Năm 2011, ông Sinh cũng mất. Ông Hàn Khải Trí và những người thừa kế đã chuyển đổi DNTN Maika thành Cty TNHH May Maika.

Từ ngày 31/3/2014 thì liên doanh nói trên hết hạn giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, ngày 18/3/2013, ông Hàn Khải Trí đã gửi tới ông Kim Heung Soo thông báo không hợp tác liên doanh nữa. Cho rằng việc gửi thông báo chấm dứt hợp tác liên doanh của ông Hàn Khải Trí thiệt hại nghiêm trọng đến hoạt động và uy tín của Đại Quang Maika. Ông Kim Heung Soo đã khởi kiện công ty TNHH May Mai Ka ra tòa.

Trong đơn kiện, ông Kim Heung Soo yêu cầu Tòa án hủy quyết định số 3127/QĐ –UBND và giấy CNQSDĐ, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền trên đất vào sổ số CT 02434 của UBND TP. HCM cấp cho DNTN Maika, thay vào đó là công nhận các quyền sở hữu trên thuộc cty Đại Quang Maika. Công ty Đại Quang Maika còn có đơn yêu cầu độc lập đề nghị Tòa án buộc cty Maika phải bồi thường cho cty Đại Quang Maika số tiền thiệt hại là 9.530.027.781 đồng.

Ông Kim Heung Soo cho rằng: thực chất toàn bộ số tiền đầu tư mua đất và xây cất nhà xưởng là tiền của Dea Kwang, bản thân DN Maika không có khoản tiền nào đầu tư vào Đại Quang Maika.

Ngày 05/02/2015, TAND TP. HCM đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và tuyên: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất vào sổ số CT 02434 ngày 28/9/2010 thuộc quyền sở hữu của cty TNHH Đại Quang Maika.

Không đồng ý với bản án, ông Kim Heung Soo đã gửi đơn kháng cáo lên TAND Tối cao TP Hồ Chí Minh. Ông Hàn Khải Trí, cty TNHH May Maika và những người có liên quan cũng gửi đơn kháng cáo.

Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 7/9/2015 vừa qua, một lần nữa công ty Đại Quang Maika lại thua kiện. Tòa phúc thẩm đã xác định: Liên doanh công ty TNHH Đại Quang Maika được UBNN về hợp tác đầu tư cấp giấy phép số 830/GP ngày 26/3/1994 với thời gian hoạt động là 20 năm.

Theo đó, bên nước ngoài góp vốn 70% bằng 800.000USD. DNTN May Maika góp 30%, tương đương 350.000USD bằng giá trị nhà xưởng, công trình xây dựng hiện có.

Thực tế, việc mua bán đất đai, giao dịch thanh toán, xin cấp Giấy CNQSDĐ và QSDNO lúc bấy giờ đều do ông Sinh và bà Mai tham gia thực hiện. Pháp luật Việt Nam trong giai đoạn này cũng không cho phép người nước ngoài mua đất tại Việt Nam. Mọi hành vi đứng tên dùm để mua nhà đất cho người hoặc doanh nghiệp nước ngoài đều là bất hợp pháp.

Xét các yếu tố trên, năm 2014 khi hợp đồng liên doanh kết thúc, DNTN May Maika – chủ tài sản đất và khung nhà xưởng – có quyền yêu cầu Cty TNHH Đại Quang Maika di dời máy móc thiết bị, trả lại cho cty May Maika khung nhà xưởng đã cho Đại Quang Maika thuê là hoàn toàn có cơ sở và đúng với pháp luật.

Theo bản án đã tuyên, công ty TNHH Đại Quang Maika và ông Kim Heung Soo phải di dời máy móc nhà xưởng, trả lại mặt bằng có diện tích 4.788,8m2 đất cho cty TNHH May Maika. Tòa cũng bác yêu cầu của ông Kim Heang Soo và cty TNHH Đại Quang Maika đòi cty TNHH May Maika phải bồi thường cho cty TNHH Đại Quang Maika số tiền thiệt hại là 9.530.029.781 đồng.

Mặc dù bản án đã có hiệu lực nhưng hiện công ty TNHH Đại Quang Maika không tiến hành di dời máy móc, trả lại diện tích đất và khung nhà xưởng cho cty TNHH May Maika. Đại diện công ty TNHH May Maika cho biết nếu Đại Quang Maika không tự nguyện thi hành án, họ sẽ yêu cầu cưỡng chế thi hành án và thực tế công ty này đã gửi đơn đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp thực thi bản án.

Vụ việc chưa khép lại song giới luật gia cho rằng công ty Đại Quang Maika khó có thể chây ỳ thi hành án thêm nữa cho dù họ có "của đau con xót" như thế nào trong liên doanh này. Đây cũng là bài học đắt giá cho các doanh nhân nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, thay vì chủ quan, "tin tưởng" vào đối tác, cần tìm hiểu pháp luật cũng như tham vấn luật sư trước khi ký vào hợp đồng hợp tác liên doanh.

>> Cô giáo hù chém đồng nghiệp nay lại dọa đánh chết cả ban giám hiệu
>> Ông Lê Phước Thanh phân trần việc con trai làm Giám đốc sở khi 30 tuổi
>> Người Syria coi Nga là ‘đấng cứu thế’
>> Vợ bầu Kiên đau đớn mất trắng 7,7 tỷ chỉ trong một tuần
>> Clip nóng của 2 học sinh Tuyên Quang bị phát tán, dưa hấu giá 137 triệu đồng
>> Hoài Linh: 8 người, 1 cái chuồng heo và mối tình ở quán karaoke

Vĩnh Nguyên

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Quốc hội đã bỏ phiếu kín, thông qua nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ tại kỳ họp bất thường thứ 7 Quốc hội khóa 1 chiều 2.5.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ Đại Quang Maika thua kiện: Bài học đắt giá cho doanh nghiệp ngoại