Bà Trần Thị Thu Thủy (SN 1983, trú tại Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội) xác nhận bà là người quay clip, chụp ảnh về việc dân phải chui qua lỗ kính để làm việc. Thời điểm đó bà Thủy tới để phản ánh, khiếu nại và đăng ký được tiếp công dân để được giải đáp rõ ràng về chính sách thu phí tại trạm BOT Mỹ Lộc (Nam Định).

Vụ dân chui qua lỗ tại trụ sở tiếp dân: Người quay clip nói gì?

Bùi Trí Lâm | 17/04/2019, 17:18

Bà Trần Thị Thu Thủy (SN 1983, trú tại Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội) xác nhận bà là người quay clip, chụp ảnh về việc dân phải chui qua lỗ kính để làm việc. Thời điểm đó bà Thủy tới để phản ánh, khiếu nại và đăng ký được tiếp công dân để được giải đáp rõ ràng về chính sách thu phí tại trạm BOT Mỹ Lộc (Nam Định).

Mới đây, một clip về cảnh người dân chui đầu qua một lỗ kính để làm việc với cán bộ tiếp dân tại phòng đăng ký tiếp dân của UBND tỉnh Nam Định đăng trên mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Có nhiều câu thoại có nội dung than phiền trong clip: “Những người ở đây đi từ 3, 4 giờ sáng tại sao không được tiếp? Thứ nhất là bàn của các vị kê rất là xa, mỗi lần các chị tiếp dân cứ nói thầm như thế ai nghe thấy gì, mọi người phải chui qua “lỗ” này”.

Bà Trần Thị Thu Thủy (SN 1983, trú tại Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội) xác nhận bà là người quay clip, chụp ảnh về việc dân phải chui qua lỗ kính để làm việc. Thời điểm đó, bà Thủy tới để phản ánh, khiếu nại và đăng ký được tiếp công dân để được giải đáp về chính sách thu phí tại trạm BOT Mỹ Lộc (Nam Định).

Theo bà Thủy, bà cũng như nhiều người khác đã thức dậy từ 4 giờ sáng và đến 5 giờ thì tới UBND tỉnh Nam Định để đăng ký tiếp công dân. Người đăng ký được đầu tiên là ông cụ già nhất, người này đã đi từ 1 giờ đêm hôm trước.

“Điều đáng nóicó rất nhiều người lớn tuổi, họ là những “ông già, bà cả” mà cứ phải chui xuống cái lỗ bé tí, bò ra bàn, chìa tay ra mới có thể đưa giấy tờ và nói chuyện với cán bộ. Trong khi đó, thái độ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ thì không chấp nhận được. Bàn làm việc được kê quá xa, cán bộ hỏi rất bé, rất khó nghe trong khi bên ngoài rất đông người khiến cụ giả phải hỏi đi hỏi lại rất mất thời gian”, bà Thủy nói.

Bà Thủy cũng chia sẻtrong khi làm việc, cán bộ tại bàn đăng ký cúi đầu xuống sử dụng điện thoại di động mà không chú ý vào người dân. Mãi tới khi tôi livestream người này mới bỏ điện thoại ra. Thái độ của cán bộ như vậy là chưa phù hợp với quy chuẩn ứng xử của cán bộ.

Khi được hỏi về trả lời của Chánh Văn phòng UBND tỉnh Nam Định trước báo chí cho rằng nội dung trong clip là không đúng sự thật, có ý đồ, bà Thủy khẳng định: “Những hình ảnh tôi ghi lại do quá bức xúc và đó là sự thật, không hề có cắt ghép hay ý đồ gì. Đây cũng là lần đầu tiên tôi đến đăng ký tiếp công dân tại UBND tỉnh Nam Định”.

Bà Thủy cũng cho biết bà không quen biết những người dân trong clip, chỉ biết họ là những người đikhiếu kiện, có người đã khiếu kiệnhàng chục năm.

“Sự việc quá rõ ràng như vậy nhưng người ta vẫn sẵn sàng bao che thì đó là việc thể hiện sự không cầu thị. Đặc biệt có thông tin liên quan tới việc dọa xử lý người đăng clip, phản ánh thông tin thì còn ai dám phản ánh những mặt trái, mặt tiêu cực như vậy nữa. Về phần mình, tôi không có gì phải sợ bởi đó là sự thật. Tôi muốn họ nhận ra sự quan liêu, cửa quyền để họ thay đổi chứ không có bôi nhọ gì họ cả. Việc tôi làm thể hiện sự giám sát và góp ý của công dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước",bà Thủy nói.

Ngày 15.4, ông Trần Kha, Chánh văn phòng UBND tỉnh Nam Định xác nhận những hình ảnh trong clip xảy ra tại phòng tiếp dân của UBND tỉnh Nam Định và ông cũng đã nắm được thông tin về sự việc này.

Theo ông, sự việc xảy ra vào ngày 10.4. "Khi kiểm tra lại quy trình tiếp dân và cách ứng xử của cán bộ tiếp dân thì đó là chuẩn mực, không có gì sai trái với quy định. Người quay clip có lời nói vu khống với mục đích xấu. Tôi đã làm báo cáo gửi lãnh đạo tỉnh để chỉ đạo xử lý" , ông Kha khẳng định.

Trả lời báo chí liên quan đến clip “dân chui qua lỗ để làm việc với cán bộ”, ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng Ban tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) cho biết, thực tế từ trước đến nay, trong các văn bản đều nhấn mạnh yêu cầu cần phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi đến làm việc tại cơ quan công quyền, chứ không có quy định nào về việc kê bàn ghế, vách kính ngăn ra sao tại nơi tiếp công dân. Còn nội quy tiếp dân hiện nay thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND ở địa phương.

"Không có quy chuẩn về việc kê bàn ghế như thế nào, quan trọng nhất là làm sao để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân đến làm việc”, ông Nguyễn Hồng Điệp cho biết.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ dân chui qua lỗ tại trụ sở tiếp dân: Người quay clip nói gì?