Dự án nuôi tôm công nghiệp có tổng mức đầu tư hơn 14 tỉ đồng bị chính quyền tỉnh Hà Tĩnh thu hồi đất để quy hoạch Khu kinh tế Vũng Áng. Tuy vậy, gần 7 năm doanh nghiệp đầu tư “dài cổ” chờ bồi thường nhưng chính quyền huyện (cũ) và thị xã (mới) không ai nhận trách nhiệm về sự chậm trễ này.

Vụ đền bù DN nuôi tôm: 'Bóng' ở chân ai?

Quang Cường | 11/09/2017, 11:28

Dự án nuôi tôm công nghiệp có tổng mức đầu tư hơn 14 tỉ đồng bị chính quyền tỉnh Hà Tĩnh thu hồi đất để quy hoạch Khu kinh tế Vũng Áng. Tuy vậy, gần 7 năm doanh nghiệp đầu tư “dài cổ” chờ bồi thường nhưng chính quyền huyện (cũ) và thị xã (mới) không ai nhận trách nhiệm về sự chậm trễ này.

Hà Tĩnh: Doanh nghiệp cầu cứu khẩn cấp vì chính quyền chậm bồi thường tài sản

Chính quyềngiải quyết "ngọn" không có "gốc"

Ngày 7.9, báo điện tử Một Thế Giới đã đăng tải bài viết “Hà Tĩnh: Doanh nghiệp cầu cứu khẩn cấp vì chính quyền chậm bồi thường tài sản”, phản ánh việc Công ty TNHH Trường Phú (Công ty Trường Phú, địa chỉ 191 Hà Huy Tập, TP.Hà Tĩnh) có đơn cầu cứu khẩn cấp vì chính quyền thị xã Kỳ Anh chậm bồi thường tài sản sau 7 năm thu hồi đất khiến công ty này nợ nần chồng chất, có nguy cơphá sản.

Chúng tôi đã có cuộc làm việc với lãnh đạo chính quyền địa phương về vấn đề này.

Ông Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh cho biết, dự án nuôi tôm công nghiệp của Công ty Trường Phú được thực hiện từ năm 2003tại xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh (nay là phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh).

Năm 2011, tỉnh Hà Tĩnh thu hồi 60ha đất của dự án này để phục vụ quy hoạch Khu kinh tế Vũng Áng. Đến năm 2015, thị xã Kỳ Anh được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Kỳ Anh.

Theo ông Hà, tháng 3.2017 thị xã Kỳ Anh mới tiếp nhận công việc giải quyết đền bù cho Công ty Trường Phú, vì công ty này có đơn kiến nghị nênUBND tỉnh giao thị xã thực hiện.

Vị chủ tịch này cũng cho biết, khi thành lập thị xã Kỳ Anh, những hồ sơ và công việc tồn đọng trên địa bàn mà huyện Kỳ Anh bàn giao cho thị xã thì không có nội dung nào nói về việc giải quyết bồi thường cho Công ty Trường Phú.

Sau đó, khi thu thập tài liệu để giải quyết việc bồi thường thì hội đồng chuyên môn phát hiện ra hồ sơ từ năm 2014 do UBND huyện Kỳ Anh (cũ) làm không đủ tính pháp lý.

Sau gần 7 năm bỏ hoang, công trình hạ tầng của dự án nuôi tôm bị thay đổi hiện trạng

Ông Hà nói: “Khoảng thời gian từ 2014-2017 vì sao không thực hiện bồi thường thì tôi không biết. Khi tiếp nhận, thị xã đã thành lập một tổ công tác để thực hiện việc bồi thường theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Chúng tôi lấy số liệu do huyện Kỳ Anh kiểm kê năm 2014 về tính toán, áp giá theo quy định thì nó tương đương 12,3 tỉ đồng. Sau đó tổ công tác của thị xã trình hội đồng thẩm định để thẩm định trình chủ tịch phê duyệt thì hội đồng nàyphát hiện ra hồ sơ kiểm kê khối lượng năm 2014 không đủ tính pháp lý.

Thứ nhất, là tại thời điểm đó, hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng (HĐ BTGPMB) huyện Kỳ Anh ký hợp đồng với đơn vị tư vấn độc lập để đo vẽ hiện trường nhưng hợp đồng mới ký chứ chưa đóng dấu. Thứ hai, nghiệm thu khối lượng cũng mới ký chứ chưa đóng dấu. Thứ ba là không có nhật ký thicông hiện trường.

Và cái đặc biệt quan trọng là khối lượng được lấy ra từ bản vẽ không có ai xác nhận, chỉ mỗi đơn vị tư vấn xác nhận, và không có ai ký xác nhận khối lượng cùng với đơn vị tư vấn. Hồ sơ khảo sát để tính toán ra khối lượng trong bảng tổng hợp cũng chỉ có mỗi đơn vị tư vấn xác nhận.

Do đó hội đồng thẩm định của thị xã đề nghị UBND thị xã không phê duyệt khối lượng này, đồng thời có văn bản báo cáo Ủy ban tỉnh và các ngành”.

Ông Hà cũng cho biết, trước khi phát hiện ra hồ sơ kiểm kê của năm 2014 không đủ tính pháp lý, thị xã Kỳ Anh đã gửi văn bản xin UBND tỉnh Hà Tĩnh cho áp dụng hồ sơ năm 2014 để thực hiện việc tính toán bồi thường cho Công ty Trường Phú.

“Tôi đã nhận thiếu sót trước ủy ban tỉnhvì cả hội đồng tham mưu và UBND thị xã đã vội vàng mà không thẩm định kỹ hồ sơ nên không phát hiện thiếu tính pháp lý”, ông Hà cho biết.

Ông Hà nói thêm: “Sau đó, UBND thị xã Kỳ Anh quyết định thực hiện theo đúng quy định, là giao thời điểm nào thì sẽ tính toán theo thời điểm đó, bởi vìkhông còn số liệu nào nữa thì buộc phải lấy số liệu hiện tại trên hiện trường để tính cho người ta. Hiện tại thì chúng tôi đã làm xong việc kiểm đếm lại khối lượng tài sản tại dự án nuôi tôm của Công ty Trường Phú. Theo hồsơ tính toán mới, giá trị tài sản hiện tại khoảng hơn 7,5 tỉ đồng”.

Đơn cầucứu khẩn cấp của Công ty Trường Phú

Doanh nghiệp tiếp tục chịu thiệt thòi

Như vậy, từ định giá ban đầu của huyện Kỳ Anh vào năm 2014, tài sản của Công ty Trường Phú đáng ra được bồi thường là 12,3 tỉ đồng, thì nay lại bị hao hụt xuống còn hơn 7,5 tỉ đồng.

Về điều này, ông Hà nói: “Quan điểm của tôi, giao cho thị xã Kỳ Anh thực hiện đền bù, thì chúng tôi ra ngoài hiện trường có cái gì thì chúng tôi đền bù cái đó. Nhưng nếu làm như vậy thì thiệt thòi cho doanh nghiệp, bởi qua bao nhiêu lần mưa nắng, bão lụt có thể xói mòn khối lượng, thay đổi hiện trạng. Bởi vậy chúng tôi mới xin tỉnh lấy số liệu năm 2014 do UBND huyện Kỳ Anh làm là rất có trách nhiệm với doanh nghiệp,nhưng vì hồ sơ này không đủ tính pháp lý nên không thể áp dụng”.

Để có thông tin đa chiều, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Dương Thanh Hòa, Phó bí thư Thị ủy Kỳ Anh. Ông Hòa giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh kiêm Chủ tịch HĐ ĐBGPMBcủa huyện thời điểm năm 2014, khi chính quyền huyện này thực hiện việc kiểm kê tài sản lần đầu để bồi thường cho Công ty Trường Phú.

Ông Hòa cho biết, năm 2014,tỉnh Hà Tĩnhgiao cho huyện Kỳ Anh áp giá, kiểm kê đền bù. Những khối lượng nổi thì HĐ ĐBGPMB kiểm kê, còn khối lượng khuất không thống kê được thì thuê một công ty tư vấn độc lập thực hiện.

Lý do dây dưa bồi thường cho Công ty Trường Phú được ông Hòa gải thích: “HĐ ĐBGPMB có hợp đồng thuê đơn vị tư vấn đầy đủ. Đơn vị tư vấn đã hoàn thành công việc mà HĐ ĐBGPMB huyện giao.

Sau khi đơn vị tư vấn đo đếm có khối lượng thì anh em áp giá đền bù, sau đó xin chủ trương của tỉnh để thẩm định, phê duyệt. Nhưng chờ mãi không có chủ trương của tỉnh nên số liệu đo đếm của đơn vị tư vấn chưa được thẩm định, phê duyệt. Vì vậy, chưa có nguồn ngân sách đền bù”.

Ông Hòa lý giải, nếu phê duyệt hồsơ bồi thường mà sau một tháng không có nguồn ngân sách chi trả cho doanh nghiệp thì phải tính lãi suất theo quy định của nhà nước. Bởi vậy nên thời điểm năm 2014, tỉnh Hà Tĩnh chưa có chủ trương chỉ đạo nên huyện Kỳ Anh không phê duyệt hồ sơ bồi thường.

“Cái này là lỗido quá trình làm, đầu tiên tỉnh giao cho Khu kinh tế, đến 2014 giao cho huyện Kỳ Anh, đến 2015 thì chia tách huyện nên không ai để ý. Tỉnh cho chủ trương thì huyện mới đền bù được. Việc này phải hỏi các sở, ban ngành”, ông Hòa nói thêm.

Cơ sở hạ tầng của Công ty Trường Phú chưa được bồi thường sau khi thu hồi, bịbỏ hoang xuống cấp, người dân tận dụng để nuôi vịt

Trong khi ông Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh nói rằng khi tách đơn vị hành chính, huyện Kỳ Anh không bàn giao hồ sơ công việc bồi thường này cho thị xã, thì ông Hòa lại cho rằng tất cả công việc dở dang đều được chuyển hồ sơ cho thị xã Kỳ Anh.

Ông Hòa nói thêm: “Thu hồi đất năm 2011 nhưng đến nay mới áp giá đền bù thì mình phải có chính sách, đó là áp giá thời điểm 2017 thì phải tính hao mòn khối lượng cho doanh nghiệp”.

Như vậy, trong khi doanh nghiệp bị thiệt hại lớn do thời gian bồi thường bị kéo dài thì vẫn chưa rõ cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm về vụ việc.Câu hỏi đặt ra giờ đây là khi nào UBND tỉnh Hà Tĩnh xử lý dứt điểm việc này để trả lại quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp?

Quang Cường
Bài liên quan
Tiếp tục xử lý nhiều doanh nghiệp bán vàng có vi phạm
Lực lượng quản lý thị trường tiếp tục phát hiện và xử lý nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng có vi phạm ở Nghệ An, Long An... những ngày qua.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ đền bù DN nuôi tôm: 'Bóng' ở chân ai?