Các hệ thống vũ khí Trung Quốc sẽ tràn ngập toàn cầu trong hơn 10 năm tới vì giá thành quá rẻ của chúng, và sức mạnh vượt trội của quân đội Mỹ trên toàn thế giới có thể sẽ bị đe dọa vì vũ khí giá rẻ của Trung Quốc, đó là nội dung bài viết China’s Weapons of Mass Consumption (Sự tràn ngập vũ khí Trung Quốc) trên tạp chí Foreign Policy của Mỹ. 

Vũ khí Trung Quốc tràn ngập toàn cầu, thế giới thêm bất ổn

Một Thế Giới | 24/03/2015, 21:12

Các hệ thống vũ khí Trung Quốc sẽ tràn ngập toàn cầu trong hơn 10 năm tới vì giá thành quá rẻ của chúng, và sức mạnh vượt trội của quân đội Mỹ trên toàn thế giới có thể sẽ bị đe dọa vì vũ khí giá rẻ của Trung Quốc, đó là nội dung bài viết China’s Weapons of Mass Consumption (Sự tràn ngập vũ khí Trung Quốc) trên tạp chí Foreign Policy của Mỹ. 

Trung Quốc sản xuất vũ khí nhỏ cho đến những hệ thống vũ khí tối tân. Điều này được chứng minh bằng những hợp đồng mua bán vũ khí Trung Quốc từ bay không người lái cho châu Phi và Trung Đông vào năm 2011, hợp đồng cung cấp ba tàu khu trục nhỏ cho Algeria vào năm 2012 và Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ chọn mua hệ thống phòng thủ tên lửa Trung Quốc trước những đề xuất từ Mỹ, Nga và Liên minh châu Âu (EU) hồi 2013.
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đầu tư mạnh vào việc “nhái” các công nghệ vũ khí nước ngoài và chương trình nghiên cứu, phát triển vũ khí nội địa. Cách làm này khá giống cách mà họ đã thực hiện để biến thành nhà sản xuất hàng dân dụng hàng đầu thế giới. 
Động thái này của Trung Quốc được đánh giá là hiệu quả khi Trung Quốc mới đây trở thành nhà xuất khẩu vũ khí đứng hàng thứ ba thế giới, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm hồi giữa tháng 3.2015.
“Các hệ thống vũ khí do Trung Quốc sản xuất thường rẻ hơn nhiều so với những đối thủ xuất khẩu vũ khí khác. Chất lượng của các hệ thống vũ khí Trung Quốc không tốt hơn của Mỹ và Nga, nhưng đủ tốt”, Foreign Policy nhận định.
Chuyên gia Joseph E. Lin của Foreign Policy cho biết: trong những năm tới, Trung Quốc sẽ tăng cường chất lượng vũ khí xuất khẩu, trong khi giá thành sẽ tiếp tục giảm, tương tự như hàng hóa điện tử.
vu khi Trung Quoc
Cặp tàu chiến giá rẻ C-28A mà Trung Quốc bán cho Algeria
Theo Foreign Policy, sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ với tư cách các nhà xuất khẩu vũ khí toàn cầu là “một xu thế đáng lo ngại”.
“Các quốc gia đang phát triển chỉ có thể sắm những vũ khí đã qua sử dụng thời Chiến tranh lạnh sẽ sớm có khả năng mua bất kỳ thứ gì từ chiến đấu cơ cho đến tàu chiến hiện đại giá rẻ”, theo Foreign Policy.
Nhưng ông Lin cảnh báo vũ khí giá rẻ sẽ gây bất ổn tại một số khu vực trên thế giới. “Các quốc gia trang bị thêm vũ khí cho quân đội sẽ khiến những nước láng giềng cảm thấy bị đe dọa và phản ứng, hậu quả là gây bất ổn, làm leo thang căng thẳng”.
Hơn nữa, vũ khí xuất khẩu của Trung Quốc có thể sẽ chấm dứt “kỷ nguyên quân đội Mỹ có thể tự do hành động mà không bị phản đối trên khắp thế giới”, Foreign Policy cảnh báo.
“Vũ khí của Trung Quốc sẽ giúp những quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn hẹp có thể sắm đủ vũ khí để triển khai chiến lược chống tiếp cận/chống thâm nhập (A2/AD), điều này sẽ khiến cho Mỹ khó mà can thiệp quân sự vào những nước này”, Foreign Policy cho hay.
Ông Lin cho biết vũ khí giá rẻ của Trung Quốc và Ấn Độ có khả năng “phá vỡ thị trường vũ khí toàn cầu”, dẫn đến sự sụt giảm đơn đặt hàng mua vũ khí của Mỹ, Nga và EU.
Thiên Hà (theo RT)
Bài liên quan
Trung Quốc phát hành phần mềm miễn phí giúp thiết kế vũ khí tác chiến điện tử nhanh gấp nhiều lần Mỹ
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hành phần mềm miễn phí thiết kế vũ khí tác chiến điện tử được cho là vượt trội hơn sản phẩm tương tự của Mỹ về tốc độ và còn chiếm ít bộ nhớ hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vũ khí Trung Quốc tràn ngập toàn cầu, thế giới thêm bất ổn