Vụ nổ lớn làm rung chuyển Beirut hôm 4.8 đã san bằng phần lớn khu cảng ở đây, phá vỡ nhà cửa ở thủ đô của Lebanon và tạo ra đám mây hình nấm khổng lồ trên bầu trời. Ít nhất 78 người thiệt mạng và hơn 4.000 người bị thương bị vùi lấp trong các đống đổ nát.

Vụ nổ ở Beirut qua góc nhìn của các chuyên gia vũ khí hạt nhân

05/08/2020, 14:05

Vụ nổ lớn làm rung chuyển Beirut hôm 4.8 đã san bằng phần lớn khu cảng ở đây, phá vỡ nhà cửa ở thủ đô của Lebanon và tạo ra đám mây hình nấm khổng lồ trên bầu trời. Ít nhất 78 người thiệt mạng và hơn 4.000 người bị thương bị vùi lấp trong các đống đổ nát.

Đám mây hình nấm sau trong vụ nổ ở Beirut - Ảnh: Cắt từ video

Căn cứ vào hình ảnh đám mây hình nấm trên trên bầu trời Beirut, trên mạng xã hội đã xuất hiện nhiều thuyết âm mưu về vụ nổ này. Khi video về vụ nổ lan truyền trên các trang truyền thông xã hội, một số người đã tuyên bố rằng một quả bom nguyên tử nổ tạo ra một đám mây hình nấm gây ra thảm họa ở Lebanon. Nhiều tài khoản đã nói rằng đây là một vụ nổ hạt nhân và các tin đồn khác đã tạo ra không ít hoang mang cho người dân Lebanon và các nước trong khu vực.

Đám mây hình nấm sau trong vụ nổ ở Beirut - Ảnh: Cắt từ video

Tuy nhiên chính phủ Lebanon đã ngay lập tức bác bỏ các tin đồn nói trên. Thủ tướng Liban Hassan Diab công bố với truyền thông rằng vụ nổ bắt nguồn từ một nhà kho chứa 2.700 tấn amoni nitrat (NH4NO3) - một loại hóa chất thường được sử dụng trong sản xuất phân bón. NH4NO3 cũng là một trong những thành phần chính của các loại thuốc nổ được dùng cho việc khai thác khoáng sản.

Chìa khóa để các chuyên gia về vũ khí hạt nhân khẳng định vụ nổ ở Beirut không phải do hạt nhân là các video được người dân Beirut ghi lại. Một số video cho thấy những tia sáng nhỏ và âm thanh đặc trưng như pháo hoa, một lát sau là tiếng nổ lớn làm rung chuyển cả khu vực đi kèm với một đám khói hình nấm. Vụ nổ cũng phá hủy các tòa nhà gần đó và phá vỡ các cửa sổ ở xa hơn

Trong một tweet trên mạng Twitter với hàng lượt thích (đã bị xóa), một người dùng viết “Chúa ơi. Truyền thông Lebanon nói rằng đó là một nhà máy pháo hoa. Không, đó là một đám mây hình nấm. Đó là nguyên tử". Nhưng ngay bên dưới dòng trang thái này, Vipin Narang, chuyên gia nghiên cứu vũ khí hạt nhân của Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã lên tiếng phản đối: "Tôi nghiên cứu vũ khí hạt nhân. Không phải vậy".

Trong khi đó, Martin Pfeiffer, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học New Mexico, một nhà nghiên cứu vũ khí hạt nhân, cũng khẳng định trên phương tiện truyền thông xã hội rằng "Rõ ràng không phải là một vụ nổ hạt nhân", sau đó Pfeiffer đã tweet: "Đó là một đám cháy gây ra bởi chất nổ hoặc hóa chất".

Pfeiffer chỉ ra rằng vụ nổ thiếu hai dấu hiệu của vụ nổ hạt nhân, đó là "tia sáng trắng chói lóa" và “xung nhiệt hoặc tăng nhiệt”, “nếu có nó sẽ bắt đầu bắn ra khắp khu vực và làm bỏng da người”, chuyên gia này nói.

Để phản bác lại thông tin nói vụ nổ Beirut là vũ khí hạt nhân, Pfeiffer đã cung cấp một đoạn video cho thấy vụ nổ của vũ khí hạt nhân "Davy Crockett", tên lửa phát nổ với lực tương đương khoảng 20 tấn TNT.

Pfeiffer cũng cho biết không có báo cáo nào cho thấy có bất kỳ dấu hiệu của bụi phóng xạ nào sau vụ nổ ở Beirut.

Video về vụ nổ Davy Crockett:

Vụ nổ đã phá vỡ các cửa sổ trên khắp Beirut và nó có thể được nhìn thấy trong một thời gian ngắn như một đám mây giống như vỏ sò, điều thường thấy trong các cảnh quay về vụ nổ hạt nhân. Nhưng Pfeiffer lưu ý rằng những đám mây sóng nổ như vậy được các nhà nghiên cứu vũ khí gọi là "đám mây Wilson", nó được tạo ra khi không khí ẩm bị nén lại, khiến cho hơi nước trong đó ngưng tụ.

Một tính toán được chia sẻ lại trên Twitter của Narang cũng cho thấy vụ nổ tương đương với khoảng 240 tấn thuốc nổ TNT, bằng khoảng 1/5 sức mạnh của một quả bom nguyên tử. Trong khi đó quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima năm 1945 có sức công phá gấp 1.000 lần.

Chuyên gia hóa học Gabriel da Silva tại Đại học Melbourne (Úc) cho biết bản thân NH4NO3 không phải là chất nổ mà đây là một chất oxy hóa, chỉ có thể kích nổ trong một điều kiện nhất định. Tuy nhiên, với khả năng hút oxy vào đám cháy, NH4NO3 khi kích nổ sẽ gây ra sức công phá vô cùng lớn. Theo chuyên gia này, có thể số NH4NO3 ở trong kho chứa hàng đã bị thấm vào dầu hỏa, sau đó bắt lửa và gây ra vụ nổ.

Tiểu Vũ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ nổ ở Beirut qua góc nhìn của các chuyên gia vũ khí hạt nhân