Trong tháng 7, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet (mạng lưới máy tính ma - PV) là 2.014.512 địa chỉ, giảm 4,84% so với tháng 6.2020.

Số lượng địa chỉ IP Việt Nam 'trong mạng máy tính ma' giảm nhẹ

05/08/2020, 13:26

Trong tháng 7, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet (mạng lưới máy tính ma - PV) là 2.014.512 địa chỉ, giảm 4,84% so với tháng 6.2020.

Ảnh: Internet

Theo thông tin từ Bộ TT-TT, trong tháng 7, Bộ TT-TT ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 521 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam (232 cuộc Phishing, 168 cuộc Deface, 121 cuộc Malware), giảm 0,19% so với tháng 6.2020, giảm 38,78% so với cùng kỳ tháng 7.2019.

Trong tháng 7, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet (mạng máy tính ma - PV) là 2.014.512 địa chỉ, giảm 4,84% so với tháng 6.2020 và tăng 66,48% so với cùng kỳ tháng 7.2019.

Nguyên nhân số cuộc tấn công mạng được ghi nhận, cảnh báo, hướng dẫn xử lý và số lượng địa chỉ IP botnet so với tháng trước có phần giảm nhẹ là do Cục ATTT tiếp tục tăng cường thực hiện việc ghi nhận, cảnh báo và tăng hướng dẫn xử lý để đảm bảo an toàn thông tin; đồng thời do tình hình kiểm soát dịch COVID -19 trong nước đã được thực hiện tốt.

Đối với lĩnh vực CNTT, Bộ TT-TT cho biết nếu như trước COVID-19 chỉ có khoảng 40 Bộ, tỉnh kết nối chia sẻ dữ liệu thì hiện đã có 76 Bộ, tỉnh kết nối (55 tỉnh, 21 bộ ngành). Tính đến hết tháng 7.2020, khoảng 82,61% các Bộ, ngành, địa phương đã xây dựng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ/tỉnh. Tỷ lệ trao đổi văn bản dưới dạng điện tử trên toàn quốc có tỷ lệ khá cao, đạt 88,53%.

Ngoài ra, hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Bộ TT-TT đã liên thông, gửi nhận văn bản điện tử thông suốt với toàn bộ 30 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, 63 UBND cấp tỉnh, 56 Sở TT-TT. Bộ đã thực hiện ký số 100% văn bản điện tử gửi các Bộ/ Ngành; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Sở TT-TT.

Bên cạnh đó, Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ đã tích hợp tổng số 14 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng dịch vụ công Quốc gia; hoàn thành kết nối đồng bộ thông tin thống kê tình hình xử lý hồ sơ lên Cổng dịch vụ công Quốc gia; thực hiện đồng bộ việc tra cứu trạng thái xử lý hồ sơ giữa Cổng Bộ và Cổng dịch vụ công Quốc gia; các hệ thống phần mềm dịch vụ công tại đơn vị và Cổng Bộ đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4.

Tại Hội nghị giao ban quản lý Nhà nước tháng 7 được Bộ TT-TT tổ chức trực tuyến, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng chỉ đạo gửi công văn đến các Bộ, ngành đề nghị đẩy nhanh triển khai Chính phủ điện tử và chuyển đổi sổ, thực hiện mục tiêu 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, 100% hạ tầng chia sẻ kết nối, 100% bảo vệ 4 lớp an toàn thông tin, đến hết năm 2020, hoàn thành xây dựng chương trình chuyển đổi số cho các ngành và địa phương, khai báo Bluezone cho toàn bộ các Bộ, ngành.

Thu Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Số lượng địa chỉ IP Việt Nam 'trong mạng máy tính ma' giảm nhẹ