Liên quan đến vụ việc tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ của ngư dân TP. Sầm Sơn, Thanh Hóa bị hư hỏng nặng, mới đây, Công ty Đại Dương, đơn vị đóng tàu đã chấp thuận đền bù cho ngư dân 500 triệu đồng.

Vụ tàu vỏ thép Thanh Hóa: DN bồi thường ngư dân 500 triệu đồng

Trí Lâm | 23/08/2017, 18:22

Liên quan đến vụ việc tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ của ngư dân TP. Sầm Sơn, Thanh Hóa bị hư hỏng nặng, mới đây, Công ty Đại Dương, đơn vị đóng tàu đã chấp thuận đền bù cho ngư dân 500 triệu đồng.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, ông Nguyễn Duy Muộn, chủ nhân chiếc tàu vỏ thép bị hư hỏng cho biết, sau 2 tháng làm việc với Công ty Đại dương, đại diện công ty đã thống nhất mức đền bù 500 triệu đồng để sửa chữa lại các phần hư hỏng trên con tàu.

Ông Muộn cho biết số tiền này sẽ được dùng để sửa chữa máy và hệ thống điện. “Doanh nghiệp không hỗ trợ tiền mặt mà họ sẽ mua thiết bị, vật liệu để mình thay”, ông Muộn nêu.

Ngư dân này cũng cho hay, hai bên đã thống nhất mức đền bù thiệt hại, do đó ông sẽ không có khiếu nại gì thêm.

Trước đó, ông Muộn cho biết tàu của ông được đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ, hạ thủy từ tháng 10.2016 đến tháng 6.2017, số vốn đầu tư hơn 17,7 tỉ đồng, công suất 829 CV (trong đó vốn vay ngân hàng 17 tỉ đồng, còn lại là số vốn từ gia đình).

Tuy nhiêntàu cá vừa được đóng mới, đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng thường xuyên, các thiết bị đánh bắt không đảm bảo kỹthuật như: hệ thống thủy lực lái hàn, trục; hệ thống điện lắp không đúng với khái toán được duyệt và thiết kế phù hợp; hai máy phát điện là loại cũ (đáng ra phải đóng mới); chân vịt phải dùng của Nhật Bản nhưng lại dùng loại gia công, lắp không đúng với khái toán; chất lượng sơn xuống cấp nghiêm trọng và gia đình ngư dân đã phải sơn lại toàn bộ; hệ điện lắp không đúng thiết kế khiến bị cháy nổ…

“9 chuyến ra khơi thì cả 9 lần tàu hỏng. Riêng tiền sửa chữa, dầu máy, lương thuyền viên… cũng đã tốn của tôi vài tỉ đồng", ông Muộn chia sẻ, “Tàu có giá hơn 17 tỉ đồng thì tôi đã phải vay ngân hàng khoảng 95% giá trị, do đó việc trả tiền ngân hàng vất vả, mỗi quý khoảng 300 triệu đồng”.

Trao đổi với PV báo điện tửMột Thế Giới,ông Đỗ Quang Dương cũng khẳng định tàu của ông Muộn đã hết thời gian bảo hành nên công ty không có trách nhiệm phải sửa chữa những lỗi phát sinh.

“Thời gian vừa rồi ông Muộn muốn thay máy và nói với công ty để hỗ trợ. Mặc dù hết thời gian bảo hành nhưng phía công ty vẫn xem xét hỗ trợ ở mức nào đó, nhưng nếu mức giá cao quá thì công ty không đáp ứng được”, ông Dương nói.

Liên quan đến chuyệnnày, UBND TP.Sầm Sơn, Thanh Hóa phối hợp với Sở NN-PTNT đãtổ chức cuộc họp với ngư dân có tàu vỏ thép bị hư hỏng và đại diện đơn vị đóng tàu là Công ty cổ phần Đại Dương (có trụ sở đóng tại xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, Thái Bình).

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 23 chiếc tàu vỏ thép được đóng theo Nghị định số 67 của Chính phủ. Trong số đó, có nhiều tàu mới đưa vào sử dụng đã hư hỏng.

Tại TP.Sầm Sơn có 7 chiếc tàu vỏ thép đang hoạt động, tàu hạ thủy sớm đã đi khai thác trên biển được hơn 6 tháng. Trong 7 chiếc thì có 4 chiếc thường xuyên hư hỏng, trục trặc phải nằm bờ sửa chữa.

Trong văn bản gửi tới Công ty Đại Dương, Sở NN-PTNT Thanh Hóa cho biết đã nhận được phản ánh của ngư dân về việc tàu vỏ sắt do công ty đóng liên tục bị hỏng. Qua xác minh, Sở nhận thấy những phản ánh của người dân về những lỗi trên là chính xác. Do đó, để đảm bảo an toàn cho tàu cá và ngư dân yên tâm bám biển, Sở đề nghị Công ty Đại Dương rà soát lại các hợp đồng kinh tế có trục trặc.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ tàu vỏ thép Thanh Hóa: DN bồi thường ngư dân 500 triệu đồng