“Nếu nghi phạm có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, với hành vi giết nhiều người rất dã man tàn bạo, bất chấp đạo lý làm người thì đối tượng phải đối mặt hình phạt cao nhất là tử hình”, luật sư Nguyễn Anh Thơm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội nói.

Vụ thảm sát tại Hà Nội: Hành vi dã man, bất chấp đạo lý

Bùi Trí Lâm | 01/09/2019, 20:05

“Nếu nghi phạm có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, với hành vi giết nhiều người rất dã man tàn bạo, bất chấp đạo lý làm người thì đối tượng phải đối mặt hình phạt cao nhất là tử hình”, luật sư Nguyễn Anh Thơm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội nói.

          

Liên quan đến vụ việc anh trai chém chết nhiều thành viên gia đình em trai ở Đan Phượng, Hà Nội, luật sư Nguyễn Anh Thơm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội cho rằng hành vi phạm tội của đối tượng là đặc biệt nghiêm trọng, đã tước đoạt đi tính mạng của em trai và những thành viên trong gia đình em trai.

Theo ông Thơm, nghi phạm là anh trai đáng lẽ ra phải làm gương cho các em, thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống, nhưng chỉ vì mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình (rất có thể liên quan đến tranh chấp đất đai) lại bực tức, sử dụng hung khí con dao xông sang nhà em trai truy sát. Hậu quả đã có 4 người tử vong, trong đó có 1 cháu nhỏ và 1 người nguy kịch. Hành vi này đã cấu thành tội Giết người. Tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm a, b, n Khoản 1 Điều 123 BLHS.

Theo đó, trong quá trình điều tra, nếu có căn cứ xác định nghi phạm đã từng bị bệnh tâm thần hoặc có dấu hiệu bất ổn về tâm lý mà cơ quan điều tra có nghi ngờ về năng lực chịu trách nhiệm hình sự thì phải trưng cầu giám định tâm thần cho bị can để xác định năng lực trách nhiệm hình sự. Kết luận giám định của cơ quan chuyên môn sẽ quyết định năng lực chịu trách nhiệm hình sự của bị can. Kết luận giám định sẽ xảy ra 2 trường hợp:

Thứ nhất, nếu bị can bị bệnh tâm thần hạn chế nhận thức và năng lực điều khiển hành vi trước, trong và sau khi phạm tội thì vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Giết người. Tuy nhiên, hành vi phạm tội của bị can sẽ được giảm nhẹ một phần hình phạt do bị bệnh tâm thần hạn chế nhận thức điều khiển hành vi.

Thứ hai, nếu bị can bị bệnh tâm thần mất khả năng nhận thức và năng lực điều khiển hành vi thì cơ quan điều tra sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi đã được Viện kiểm sát ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ vụ án.

“Hậu quả của vụ án là đặc biệt nghiêm trọng, gây tang thương mất mát cho gia đình người bị hại, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn và gây hoang mang, bất bình trong dư luận cả nước nên cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Nếu nghi phạm có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, với hành vi giết nhiều người rất dã man tàn bạo, bất chấp đạo lý làm người thì đối tượng phải đối mặt hình phạt cao nhất là tử hình”, ông Thơm nói.

Theo Điều 123 Bộ luật Hình sự về tội giết người, người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: Giết 2 người trở lên; Giết người dưới 16 tuổi, Có tính chất côn đồ…

Như đã đưa tin, ông Nguyễn Văn Đông (53 tuổi) vác dao sang nhà em ruột ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng chém liên tiếp 5 người trong gia đình ông Hải - là em trai ruột. Người dân khu vực phát hiện sự việc song không thể can ngăn. Hậu quả khiến 4 người chết, 1 người nguy kịch.

Lam Thanh

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ thảm sát tại Hà Nội: Hành vi dã man, bất chấp đạo lý