Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo biến thể COVID-19 ba đột biến rất dễ lây lan ở Ấn Độ là "đáng lo ngại".
WHO cảnh báo biến thể COVID-19 ở Ấn Độ là 'mối lo ngại toàn cầu'
Hoàng Vũ |11/05/2021, 10:59
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo biến thể COVID-19 ba đột biến rất dễ lây lan ở Ấn Độ là "đáng lo ngại".
"Có một số thông tin cho thấy biến chủng B.1.617 ở Ấn Độ dễ lây lan hơn. Vì vậy, chúng tôi xếp biến chủng này vào nhóm biến chủng đáng lo ngại toàn cầu.
Mặc dù có sự gia tăng khả năng lây truyền qua một số nghiên cứu sơ bộ, nhưng chúng tôi cần thêm nhiều thông tin về biến thể vi rút này, cần thực hiện thêm việc giải trình tự gen có mục tiêu", bà Maria Van Kerkove, người đứng đầu nhóm đặc trách COVID-19 của WHO, cho biết trong cuộc họp báo hôm 10.5
Bên cạnh đó, quan chức WHO cũng đề cập đến các nghiên cứu trước đó cho thấy biến chủng B.1.617 có khả năng làm giảm hiệu quả của vắc xin. Tuy nhiên, theo bà Van Kerkove, dựa vào dữ liệu cho tới thời điểm hiện tại, các vắc xin COVID-19 hiện nay vẫn có hiệu quả đối với biến chủng này.
Theo WHO, một biến thể có thể được gán nhãn là "đáng lo ngại" nếu được xác định là dễ lây lan hơn, gây chết người hoặc kháng các loại vắc xin và phương pháp điều trị hiện tại.
Như vậy biến chủng B.1.617 ở Ấn Độ chính thức được xếp vào nhóm "đáng lo ngại" cùng với 3 biến thể khác gồm: B.1.1.7 - được phát hiện lần đầu tiên ở Anh, B.1.351 được phát hiện lần đầu ở Nam Phi và biến thể P.1 được phát hiện lần đầu ở Brazil. Các biến chủng này được cho là nguyên nhân chính đằng sau đợt bùng phát dịch nghiêm trọng ở nhiều nước trên thế giới kể từ cuối năm ngoái đến nay.
Sự xuất hiện của biến chủng B.1.617 được cho là nguyên nhân chính làm bùng phát làn sóng COVID-19 nghiêm trọng chưa từng có ở Ấn Độ. B.1.617 hiện đã lan ra ít nhất 21 quốc gia khác.
Mặc dù thay đổi đánh giá mức độ nghiêm trọng của biến chủng B.1.617 từ "được quan tâm" sang "đáng lo ngại", song WHO nhấn mạnh không có bất cứ khuyến nghị thay đổi nào đối với công tác tiêm chủng vấc xin, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị COVID-19. Tổ chức Y tế thế giới hối thúc mọi người dân trong độ tuổi cho phép tiếp tục tiêm vắc xin ngừa COVID-19 để ngăn chặn vi rút lây lan.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi các biến chủng đáng lo ngại toàn cầu và chúng ta phải làm mọi thứ có thể để ngăn chặn đà lây lan của COVID-19", bà Van Kerkhove nhấn mạnh.
WHO lên án ngoại giao vắc xin
Trả lời phóng viên tại trụ sở WHO ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 10.5, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết "Ngoại giao vắc xin không phải là hợp tác".
Người đứng đầu WHO chỉ trích động thái mà ông gọi là "thủ đoạn địa chính trị" của các nước vào thời điểm đáng lẽ phải đề cao "hợp tác minh bạch".
"Chúng ta không thể đánh bại đại dịch COVID-19 thông qua cạnh tranh. Nếu các bạn cạnh tranh về tài nguyên hoặc lợi thế địa chính trị thì vi rút sẽ có lời thế", ông Tedros cho hay.
Tuyên bố trên được đưa ra khi ông Tedros trả lời câu hỏi về cáo buộc các quốc gia như Trung Quốc, Nga tài trợ lượng lớn vắc xin COVID-19 sản xuất trong nước cho các nước đang cấp thiết tiêm chủng, đổi lấy quyền tiếp cận thị trường và ảnh hưởng.
Người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, toàn cầu đang chứng kiến ca mắc COVID-19 mới chững lại song vẫn ở mức cao "không thể chấp nhận được". Ông chỉ ra rằng thế giới ghi nhận hơn 5,4 triệu ca nhiễm mới và gần 90.000 ca tử vong chỉ trong tuần trước, trong đó số lượng này tăng mạnh tại Ấn Độ.
Việc triển khai chương trình tiêm chủng nhanh chóng cho phép một số quốc gia giàu có bắt đầu thực hiện các bước hướng tới bình thường. Tuy nhiên, số ca mắc bệnh vẫn gia tăng ở nhiều quốc gia và mối lo ngại bất bình đẳng vắc xin toàn cầu ngày càng tăng.
Tổng giám đốc WHO lưu ý "các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp chiếm 47% dân số thế giới, nhưng chỉ nhận được 17% lượng vắc xin trên thế giới". "Giảm bớt sự mất cân bằng toàn cầu này là một phần thiết yếu”, ông Tedros nói.
Ngoài ra, ông Tedros cũng nhấn mạnh rằng ngay cả các quốc gia có khả năng tiếp cận vắc xin rộng rãi và dịch bệnh dường như đang giảm cũng cần phải cảnh giác.
"Trong năm qua, nhiều quốc gia trải qua xu hướng giảm ca nhiễm mới và tử vong nên nới lỏng các biện pháp xã hội và y tế công cộng quá nhanh, khiến người dân đã mất cảnh giác và đánh mất những thắng lợi mà chúng ta khó khăn lắm mới giành được", ông nói.
Theo số liệu của Worldometers tính đến thời điểm hiện tại, toàn thế giới ghi nhận gần 160 triệu người nhiễm COVID-19, trong đó có hơn 137 triệu người đã hồi phục và 3,3 triệu người tử vong.
Mỹ vẫn là nước dẫn đầu về số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới với hơn 33,5 triệu ca nhiễm. Trong khi đó, tâm điểm dịch trên thế giới vẫn là Ấn Độ. Hiện quốc gia Nam Á này ghi nhận tổng số ca mắc COVID-19 đứng thứ hai thế giới về tổng số ca nhiễm với gần 23 triệu ca. Brazil, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ lần lượt đứng thứ 3, 4 và 5 về số ca mắc COVID-19.
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
OpenAI gần đây đã cân nhắc phát triển trình duyệt web kết hợp với chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGTP của mình và thảo thuận về các nhà phát triển để hỗ trợ tính năng tìm kiếm, trang The Information đưa tin.
Tuyến đường tỉnh 948 có vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa giữa hai huyện Tịnh Biên - Tri Tôn; kết nối hai thành phố Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang) và tỉnh Kiên Giang. Đây cũng là tuyến đường chính phục vụ du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện nâng cấp, mở rộng khẩn cấp tuyến đường này hiện đang gặp khó về công tác giải phóng mặt bằng.
Chúng ta không thiếu tiền, cái mà ta thiếu là cách thức vận hành bộ máy và sử dụng đồng tiền đó như thế nào. Điều ấy mới quan trọng, nhất là lúc này, khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới vươn mình.
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Ngày 21.11, Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) phát lệnh bắt Thủ tướng Benjamin Netanyahu, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant của Israel cùng chỉ huy cánh vũ trang Hamas Mohammed Deif vì vi phạm tội ác chiến tranh trong xung đột ở Dải Gaza.
Đài CNN đưa tin Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa lựa chọn quan chức tư pháp bang Florida Pam Bondi giữ chức Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, thay thế ứng viên Matt Gaetz rút lui.
Thời gian gần đây xuất hiện nhiều vụ đầu độc bằng xyanua. Điều này khiến người dân tỏ ra lo lắng, và đặt câu hỏi vì sao loại chất độc này lại được mua bán dễ dàng như vậy?