Giới chức y tế nước này cho rằng dịch bệnh tại Mỹ sắp được kiểm soát và mục tiêu bây giờ là tiếp tục xây dựng niềm tin của người dân vào vắc xin.

Mỹ tuyên bố sắp kiểm soát được đại dịch COVID-19

Đan Thuỳ | 10/05/2021, 11:20

Giới chức y tế nước này cho rằng dịch bệnh tại Mỹ sắp được kiểm soát và mục tiêu bây giờ là tiếp tục xây dựng niềm tin của người dân vào vắc xin.

Mỹ đang tiến gần hơn đến việc kiểm soát đại dịch COVID-19. Trong một cuộc phỏng vấn với CNN ngày 9.5, điều phối viên Nhà Trắng về COVID-19, ông Jeff Zient cho biết: “Tôi có thể nói rằng chúng tôi sắp kiểm soát được dịch”.

Quan chức này cũng cho biết thêm, hiện giờ mục tiêu của họ là tập trung vào chương trình tiêm chủng toàn dân, xây dựng niềm tin của người dân vào vắc xin để họ có thể yên tâm tiêm chủng, ngăn chặn sự lây lan của vi rút.

img_20200702085829.jpg
Khoảng 46% người Mỹ đã được tiêm ít nhất 1 mũi - Ảnh: Internet

Tổng thống Joe Biden đặt mục tiêu tiêm chủng ít nhất 1 mũi vắc xin ngừa COVID-19 cho khoảng 70% dân số trước quốc khánh 4.7. Đến nay, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, khoảng 46% người Mỹ đã được tiêm ít nhất 1 mũi.

Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Truyền nhiễm và dị ứng quốc gia Mỹ, cho rằng nếu chính quyền của Tổng thống Biden đạt được mục tiêu đó, Mỹ gần như sẽ không phải đối mặt với làn sóng COVID-19 mới.

Trong tuần qua, Mỹ cũng đã lên tiếng ủng hộ việc miễn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với vắc xin COVID-19 tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

_112747579_061816473-1.jpg
Tổng thống Mỹ Joe Biden - Ảnh: Internet

Tuy nhiên, phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh EU, dù khẳng định luôn sẵn sàng tham gia thảo luận vấn đề, nhưng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng cho rằng đây không phải là giải pháp có thể giúp tăng tốc độ tiêm chủng trên toàn cầu.

Về phần mình, Thủ tướng Ý Mario Draghi cho rằng đề xuất của Mỹ sẽ không giúp đảm bảo tăng sản lượng vắc xin toàn cầu, trong khi Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa khẳng định EU đã rất "gương mẫu" trong việc đóng góp cho cơ chế COVAX phân phối vắc xin tới các nước nghèo.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kêu gọi Mỹ tăng cường xuất khẩu vắc xin phòng COVID-19 được sản xuất tại nước này, đồng thời bác bỏ lời kêu gọi ủng hộ việc miễn quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ với những vắc xin này.

Phát biểu tại họp báo sau hội nghị, bà Merkel cho rằng đã đến lúc Mỹ xem xét việc trao đổi miễn phí các nguyên liệu và mở cửa thị trường vắc xin sau khi nước này đạt được những tiến bộ quan trọng trong chương trình tiêm phòng COVID-19.

091220h45-1608006055832.png

Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moscow sẽ từ bỏ bản quyền sáng chế với vắc xin phòng biến chủng mới vì tầm quan trọng của việc chống lại đại dịch. Theo ông Putin, điều này "không mâu thuẫn" với các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), vốn cho phép lựa chọn như vậy trong những trường hợp khẩn cấp.

Trước đó, WTO thông báo đã nhận một bản kiến nghị trực tuyến với 900.000 chữ ký kêu gọi hủy bỏ bản quyền vắc xin cũng như thuốc điều trị bệnh. Kiến nghị trên do nhóm hoạt động Avaaz vận động lấy chữ ký trước thềm cuộc họp ngày 10.12.2020 của Hội đồng Quyền sở hữu trí tuệ liên quan thương mại trực thuộc WTO. Giám đốc WHO mới đây tái khẳng định cơ quan này ủng hộ việc miễn bảo hộ bản quyền vắc xin COVID-19.

Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ tuyên bố sắp kiểm soát được đại dịch COVID-19