Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng sẽ xác định được nhiều người mắc bệnh đậu mùa khỉ hơn khi mở rộng giám sát ở các quốc gia mà bệnh này thường không được phát hiện.

WHO: Đậu mùa khỉ đang lan truyền như các bệnh lây qua đường tình dục, số ca sẽ tăng cao

Sơn Vân | 22/05/2022, 09:00

Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng sẽ xác định được nhiều người mắc bệnh đậu mùa khỉ hơn khi mở rộng giám sát ở các quốc gia mà bệnh này thường không được phát hiện.

Tính đến ngày 21.5, 92 ca bệnh đậu mùa khỉ và 28 trường hợp nghi mắc bệnh này đã được báo cáo từ 12 quốc gia thành viên không phải là nơi lưu hành vi rút, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết.

Cơ quan y tế Liên Hợp Quốc sẽ cung cấp thêm hướng dẫn và khuyến nghị trong những ngày tới cho các quốc gia về cách giảm thiểu sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ.

Thông tin hiện có cho thấy sự lây truyền từ người sang người đang xảy ra giữa những người tiếp xúc gần gũi về thể chất với những trường hợp có triệu chứng bệnh”, WHO cho biết thêm.

Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm nhẹ, từng lưu hành ở các vùng Tây và Trung Phi. Bệnh đậu mùa khỉ lây lan khi tiếp xúc gần, vì vậy có thể được ngăn chặn tương đối dễ dàng thông qua các biện pháp như tự cách ly và vệ sinh.

"Điều dường như đang xảy ra bây giờ là bệnh đậu mùa khỉ đã xâm nhập vào người dân qua hình thức tình dục, bộ phận sinh dục và đang lan truyền như các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Điều này đã làm tăng khả năng lây lan của nó trên toàn thế giới", David Heymann, quan chức của WHO - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, nói với Reuters.

David Heymann cho biết một ủy ban quốc tế gồm các chuyên gia đã họp thông qua hội nghị truyền hình để xem xét những gì cần được nghiên cứu về sự bùng phát bệnh này và thông báo cho công chúng, bao gồm cả việc có bất kỳ sự lây lan không triệu chứng nào không, những người có nguy cơ cao nhất và các con đường lây truyền khác nhau.

Ủy ban quốc tế này là Nhóm cố vấn Chiến lược và Kỹ thuật về các mối nguy truyền nhiễm có khả năng xảy ra đại dịch và dịch bệnh (STAG-IH), tư vấn cho WHO về các nguy cơ lây nhiễm có thể đe dọa sức khỏe toàn cầu.

Ông nói cuộc họp đã được triệu tập "vì tình hình cấp bách". STAG-IH không phải là nhóm đề xuất tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm, hình thức cảnh báo cao nhất của WHO, áp dụng cho đại dịch nCoV.

who-dau-mua-khi-dang-lan-truyen-nhu-cac-benh-lay-qua-duong-tinh-duc.jpg
Một phần mô da từ vết thương trên da con khỉ nhiễm vi rút đậu mùa khỉ, được nhìn ở độ phóng đại 50X vào ngày thứ tư của quá trình phát ban - Ảnh: Reuters

David Heymann nói tiếp xúc gần là con đường lây truyền bệnh đậu mùa khỉ chính, vì các tổn thương điển hình của bệnh này rất dễ lây lan. Ví dụ, các bậc cha mẹ chăm sóc trẻ bị đậu mùa khỉ và các nhân viên y tế có nguy cơ mắc bệnh. Đó là lý do tại sao một số quốc gia đã bắt đầu tiêm vắc xin cho các nhân viên y tế điều trị bệnh đậu mùa khỉ bằng vắc xin phòng bệnh đậu mùa.

Theo WHO, dữ liệu cho thấy vắc xin được sử dụng để diệt trừ bệnh đậu mùa có hiệu quả chống lại bệnh đậu mùa khỉ lên đến 85%.

Việc tiêm vắc xin bệnh đậu mùa được cho là có hiệu quả cao trong ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Thế nhưng vì bệnh đậu mùa được cho bị diệt trừ hơn 40 năm trước, nên những người trẻ hơn "không còn được hưởng lợi từ sự bảo vệ của các chương trình tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa trước đây".

Một loại vắc xin mới hơn do công ty dược phẩm Bavarian Nordic (Đan Mạch) phát triển để phòng ngừa cả bệnh đậu mùa và bệnh đậu mùa khỉ đã được phê duyệt ở Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Canada (dưới tên thương mại Imvanex, Jynneos và Imvamune), nhưng nó chưa phổ biến rộng rãi.

Bệnh đậu mùa khỉ thường tự khỏi, nhưng một loại thuốc kháng vi rút đường uống có tên Tecovirimat đã được Liên minh châu Âu (EU) phê duyệt vào đầu năm nay để điều trị bệnh đậu mùa, đậu mùa khỉ và đậu mùa bò. Tecovirimat có thể hạn chế sự lây lan và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Theo số liệu của WHO, bệnh đậu mùa khỉ đã được chứng minh là có thể gây tử vong cho 10% bệnh nhân nhiễm vi rút chủng Congo, so với khoảng 30% ở bệnh đậu mùa. Có hai chủng vi rút đậu mùa khỉ chính: chủng Tây Phi, có tỷ lệ tử vong hơn 1%; chủng Congo, nặng hơn với tỷ lệ tử vong lên đến 10%.

Nhiều người trong số các ca bệnh đậu mùa khỉ hiện tại được xác định tại các phòng khám sức khỏe tình dục.

Việc giải trình tự bộ gien ban đầu của một số ít các ca bệnh đậu mùa khỉ ở châu Âu đã cho thấy sự tương đồng với chủng lây lan hạn chế tại Anh, Israel và Singapore vào năm 2018.

David Heymann cho biết điều đó là "hợp lý về mặt sinh học", vi rút đã lưu hành bên ngoài các quốc gia có dịch bệnh lưu hành, nhưng đã không dẫn đến các đợt bùng phát lớn do phong tỏa, giãn cách xã hội và hạn chế đi lại.

Ông nhấn mạnh rằng đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ không giống với những ngày đầu của đại dịch nCoV vì nó không dễ lây truyền. Theo David Heymann, những người nghi ngờ có thể đã tiếp xúc hoặc có các triệu chứng như phát ban sần sùi và sốt, nên tránh tiếp xúc gần với những người khác.

Ông nói thêm: “Hiện đã có vắc xin, nhưng thông điệp quan trọng nhất là bạn có thể tự bảo vệ mình”.

Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ là một họ hàng của đậu mùa (được loại trừ vào năm 1980) nhưng ít lây truyền hơn, gây ra các triệu chứng nhẹ hơn và ít gây chết người hơn.

Bệnh đậu mùa khỉ thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần và các triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào từ 5 đến 21 ngày sau khi nhiễm bệnh.

Các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ thường bắt đầu với sự kết hợp của sốt, nhức đầu, đau cơ, đau lưng, ớn lạnh, kiệt sức và sưng hạch bạch huyết.

Theo WHO, triệu chứng sau cùng (sưng hạch bạch huyết) thường giúp các bác sĩ phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với bệnh thủy đậu hoặc đậu mùa.

Một khi bạn bị sốt, đặc điểm chính của bệnh đậu mùa khỉ là phát ban khó chịu, có xu hướng phát triển từ 1 đến 3 ngày sau đó, thường bắt đầu trên mặt, sau đó lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Các tổn thương sẽ trải qua một quá trình từ dát (tổn thương phẳng) đến sẩn (tổn thương nổi lên), mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch), sau đó là mụn mủ (tổn thương chứa đầy mủ) và cuối cùng đóng vảy (tổn thương đóng vảy) trước khi rơi ra.

Bài liên quan
Nhiều người tiêm vắc xin đậu mùa khi các ca bệnh đậu mùa ở khỉ lan rộng tại châu Âu
Nhiều ca mắc bệnh đậu mùa ở khỉ tại Anh khiến các nhà chức trách phải cung cấp vắc xin đậu mùa cho một số nhân viên y tế và những người khác có thể đã bị phơi nhiễm

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
WHO: Đậu mùa khỉ đang lan truyền như các bệnh lây qua đường tình dục, số ca sẽ tăng cao