Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 3.11 cho biết đã chấp thuận cho Covaxin, vắc xin COVID-19  của hãng dược Bharat Biotech (Ấn Độ), vào danh sách sử dụng khẩn cấp.

WHO phê duyệt loại vắc xin COVID-19 thứ 7, hàng chục triệu người Ấn Độ sung sướng

Sơn Vân | 03/11/2021, 20:55

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 3.11 cho biết đã chấp thuận cho Covaxin, vắc xin COVID-19  của hãng dược Bharat Biotech (Ấn Độ), vào danh sách sử dụng khẩn cấp.

WHO đã tweet rằng nhóm cố vấn kỹ thuật của họ đã phán quyết rằng lợi ích của việc tiêm Covaxin vượt trội hơn đáng kể so với rủi ro và nó đáp ứng các tiêu chuẩn của tổ chức này về bảo vệ chống lại COVID-19. Tuy nhiên, WHO nói không có đủ dữ liệu để đánh giá về tính an toàn và hiệu quả của Covaxin với phụ nữ mang thai.

Quyết định này từng bị trì hoãn do nhóm cố vấn đang tìm kiếm những giải thích bổ sung từ Bharat Biotech trước khi tiến hành đánh giá rủi ro-lợi ích cuối cùng với việc sử dụng vắc xin này trên toàn cầu.

Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của WHO cũng khuyến nghị sử dụng Covaxin với hai liều, cách nhau 4 tuần, ở người từ 18 trở lên. Những khuyến nghị này phù hợp với hướng dẫn của Bharat Biotech.

Covaxin đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Ấn Độ vào tháng 1.2021 ngay cả trước khi hoàn thành thử nghiệm giai đoạn cuối, sau đó cho thấy có hiệu quả 78% với ca COVID-19 nghiêm trọng.

Quyết định của WHO được kỳ vọng sẽ giúp hàng chục triệu người Ấn Độ đã tiêm 2 mũi Covaxin có thể đi du lịch bên ngoài đất nước.

Bị mắc kẹt tại một ngôi làng ở miền nam Ấn Độ trong 9 tháng và không thể quay lại công việc của mình ở Ả Rập Saudi, Sugathan P.R. cho biết anh rất vui khi biết tin này. Sugathan P.R. nói với Reuters rằng anh dự định sẽ đến Dubai vào Chủ nhật trên đường tới Ả Rập Saudi.

Danh sách sử dụng khẩn cấp sẽ cho phép Bharat Biotech vận chuyển Covaxin đến các quốc gia dựa vào hướng dẫn từ WHO cho các quyết định pháp lý của họ.

who-phe-duyet-covaxin.jpg
Covaxin là vắc xin COVID-19 thứ 7 được WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp

CHIA SẺ VỚI THẾ GIỚI

Sự chấp thuận của WHO cũng có thể dọn đường cho Ấn Độ cam kết cung cấp cho nỗ lực chia sẻ vắc xin toàn cầu của COVAX, do WHO đồng dẫn đầu và nhằm mục đích đem đến khả năng tiếp cận công bằng với các mũi tiêm cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

WHO cho biết thủ tục phê duyệt là điều kiện tiên quyết để cung cấp vắc xin cho COVAX, đồng thời để các quốc gia tăng tốc độ phê duyệt theo quy định của chính họ để nhập khẩu và sử dụng các loại vắc xin COVID-19.

Trước khi hạn chế xuất khẩu vắc xin ra nước ngoài vào tháng 4.2021, Ấn Độ đã tặng hoặc bán hơn 66 triệu liều vắc xin COVID-19, bao gồm cả Covaxin.

Bharat Biotech cho biết rằng họ đã thiết lập sản xuất Covaxin để đạt công suất hàng năm là 1 tỉ liều vào cuối năm 2021, với các hoạt động chuyển giao công nghệ đang được tiến hành với các công ty ở Ấn Độ và các nơi khác.

Prashant Khadayate, nhà phân tích dược phẩm tại GlobalData, cho biết: “Điều quan trọng là Bharat Biotech phải nâng cao năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho các quốc gia khác sau sự phê duyệt này".

Covaxin là loại vắc xin phổ biến thứ hai sau Covishield (phiên bản AstraZeneca do Viện Huyết thanh của Ấn Độ sản xuất) trong khuôn khổ chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 ở Ấn Độ.

"Việc chấp thuận sử dụng khẩn cấp từ WHO sẽ nâng cao hơn nữa uy tín của Covaxin và sẽ thúc đẩy khả năng nghiên cứu bản địa của chúng tôi ở cấp độ toàn cầu. Hơn nữa, chúng tôi có thể thấy việc sử dụng Covaxin được cải thiện ở các quốc gia khác", nhà phân tích Prashant Khadayate nói thêm.

Có trụ sở tại thành phố Hyderabad (Ấn Độ), Bharat Biotech đã phát triển Covaxin với một cơ quan nghiên cứu nhà nước của Ấn Độ, bắt đầu chia sẻ dữ liệu với WHO vào đầu tháng 7.

Covaxin là vắc xin COVID-19 thứ 7 được WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp sau Pfizer - BioNTech, Moderna (cùng công nghệ mRNA); AstraZeneca,  Johnson & Johnson (cùng công nghệ vector vi rút); Sinovac Biotech và Sinopharm (cùng công nghệ bất hoạt).

Bài liên quan
Trung Quốc lên tiếng khi WHO lập nhóm 26 chuyên gia điều tra nguồn gốc COVID-19
Hôm 14.10, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo cái mà họ gọi là "thao túng chính trị" với cuộc thăm dò mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nguồn gốc COVID-19, đồng thời nói rằng nước này sẽ hỗ trợ các nỗ lực của cơ quan quốc tế.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
WHO phê duyệt loại vắc xin COVID-19 thứ 7, hàng chục triệu người Ấn Độ sung sướng