Nếu như phim ảnh và âm nhạc Hàn Quốc từ lâu trở thành mối quan tâm lớn của khán thính giả Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ thì văn học xứ sở Kim chi dường như đứng ngoài lề sự quan tâm đó.

Xa lạ như… độc giả Việt và văn học Hàn

CTV anh Xuyên | 09/12/2016, 17:14

Nếu như phim ảnh và âm nhạc Hàn Quốc từ lâu trở thành mối quan tâm lớn của khán thính giả Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ thì văn học xứ sở Kim chi dường như đứng ngoài lề sự quan tâm đó.

Sách dịch sôi động nhưng tiếp nhận trầm lắng

Trong khoảng mười năm trở lại đây, hoạt động dịch thuật văn học Hàn Quốc ở Việt Nam đã có hàng loạt bước tiến đáng kể, năm sau triển vọng hơn năm trước, đặc biệt tăng tốc từ năm 2013. Chỉ từ năm 2013 đến tháng 10 năm nay, đã có trên dưới 60 tác phẩm văn học xứ Hàn được xuất bản. Các tác phẩm được dịch thời gian đầu chỉ là những tác phẩm cổ điển, trung đại, sau dần đã phong phú đa dạng hơn với các mảng văn học thiếu nhi và tiểu thuyết hiện đại, đương đại. Đầu tháng 10.2016, Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam đã khởi động chuỗi chương trình Trò chuyện về văn học Hàn Quốc vào các dịp cuối tuần nhất định. Đây cũng là đơn vị tích cực trong việc dịch và giới thiệu các tác phẩm văn học Hàn Quốc ở Việt Nam. Nhưng có thể dễ dàng nhận thấy những bước đi của Nhã Nam dường như chưa tạo ra cú hích gì đáng kể. Thực tế là văn học Hàn vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của độc giả Việt.

Là người có nhiều năm quan tâm nghiên cứu về văn học dịch Hàn Quốc ở Việt Nam, anh Trần Xuân Tiến (Phòng Quản lý Khoa học – Trường Đại học Văn Hiến) cho rằng nguyên nhân của thực trạng này, ngoài việc văn học đang chịu thách thức từ sự lấn át của các loại hình nghệ thuật khác phim ảnh, âm nhạc, ca kịch thì còn là do các đầu sách Hàn dịch ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều bản dịch hay, xuất sắc. Hiện nay, các dịch giả dịch văn chương Hàn Quốc thường không phải là nhà thơ, nhà văn. Biết tiếng Hàn là một lợi thế nhưng không xuất phát từ ngành học văn chương cũng lại là một rào cản khiến cho các dịch giả chưa chuyển tải được hết thần thái của tác phẩm bằng ngôn ngữ, giọng điệu nghệ thuật. Song anh tin rằng trong thời gian tới, đội ngũ dịch giả là người Việt Nam đã và đang du học Hàn Quốc chuyên ngành ngôn ngữ hoặc văn học sẽ ngày càng đông đảo. Đây hứa hẹn sẽ là lực lượng chủ lực đẩy mạnh công tác dịch thuật văn học Hàn Quốc tại Việt Nam trong những năm tới.]\

Quan tâm hơn nữa đến việc lựa chọn tác phẩm dịch

So với văn học dịch các nước khác ở Việt Nam, nhất là văn học Trung Quốc, văn học Nhật Bản, văn học dịch Hàn Quốc có thể nói là khá non trẻ. Vì vậy, rất cần quan tâm đến những kinh nghiệm từ văn học dịch Trung Quốc, Nhật Bản ở Việt Nam. Cần tránh sa đà, chạy theo các tác phẩm đương đại mang nặng tính thị trường gây nhiễu loạn không gian đọc, như đã từng xảy ra với trường hợp văn học dịch Trung Quốc, Nhật Bản. Cần linh hoạt và cập nhật trong lựa chọn tác phẩm dịch theo hướng duy trì cân đối giữa các sách khó đọc, mang tính hàn lâm với văn học giải trí.

Nhu cầu hiểu biết lẫn nhau qua văn học đáp ứng những vấn đề thực tiễn trong mối quan hệ giữa hai quốc gia Việt – Hàn. Và như thế, dịch thuật được xem là cửa ngõ của hành trình giao lưu văn hóa. Có một số tác phẩm văn học Hàn Quốc viết về Việt Nam, phản ánh nhận thức của người Hàn về đất nước Việt Nam, chẳng hạn như “Tháp” (Hwang Sok Yong), “Người da vàng” (Lee Sang Moon), “Chiến tranh trắng” (Ahn Jung Hyo) “Huân chương và xiềng xích”(Lee Won Kyu), “Áo dài đỏ” (Oh Hyun Mi), “Cuộc chia ly buồn” (Ku Hyo Seo). Anh Trần Xuân Tiến cho rằng Việt Nam rất nên chủ động dịch các tác phẩm này để độc giả nước ta hiểu hơn về quá trình thay đổi nhận thức của người Hàn đối với Việt Nam.

Phước Khang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở trên các tuyến đê bờ sông Bùi
8 phút trước Sự kiện
TP.Hà Nội vừa công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê, sạt lở bờ sông Bùi tại huyện Chương Mỹ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xa lạ như… độc giả Việt và văn học Hàn