Dựa vào vết vôi hóa nhỏ trên phổi từ xác ướp một giám mục ở thế kỷ 17, các nhà khoa học đã phát hiện bệnh lao xuất hiện từ thời kỳ đồ đá mới.

Xác ướp của giám mục ở thế kỷ 17 hé lộ nguồn gốc bệnh lao

Long Hải | 18/08/2020, 15:45

Dựa vào vết vôi hóa nhỏ trên phổi từ xác ướp một giám mục ở thế kỷ 17, các nhà khoa học đã phát hiện bệnh lao xuất hiện từ thời kỳ đồ đá mới.

Khi nhà nhân chủng học Caroline Arcini và các đồng nghiệp tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Thụy Điển phát hiện ra những vết vôi hóa nhỏ trong phổi được bảo vệ nguyên vẹn của giám mục Peder Winstrup, họ biết rằng cần phải phân tích thêm.

“Chúng tôi nghi ngờ đây là dấu vết của một dạng nhiễm trùng phổi trong quá khứ và bệnh lao nằm đầu danh sách suy đoán của chúng tôi. Phân tích ADN là cách tốt nhất để chứng minh điều đó”, Arcini nói.

Có tới 1/4 dân số thế giới bị nghi ngờ đã tiếp xúc với vi khuẩn thuộc nhóm Mycobacterium tuberculosis gây ra bệnh lao (TB). Giám mục Winstrup có thể là một trong số nhiều người mắc bệnh trong thời gian khởi phát của đại dịch lao đã tàn phá châu Âu sau thời Trung cổ. Ngày nay, lao là một trong những bệnh phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất trên toàn thế giới do nhiễm khuẩn.

Sự phân bố toàn cầu của bệnh lao đã dẫn đến giả định phổ biến rằng mầm bệnh đã phát triển sớm trong lịch sử nhân loại và lan rộng khắp thế giới thông qua những cuộc di cư của con người cách đây hàng chục nghìn năm.

Năm 2014, một nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học từ Đại học Tübingen (Đức) và Đại học Arizona (Mỹ) dẫn đầu, đã tái tạo lại ba bộ gen bệnh laocổ đại từ Nam Mỹ. Kết quả so sánh với số lượng lớn các chủng lao ở người cho rằng bệnh lao đã xuất hiện trong vòng 6.000 năm qua. Tuy nhiên, cộng đồng các nhà nghiên cứu hoài nghi ước tính này vì nó dựa hoàn toàn vào bộ gen cổ đại vốn không đại diện cho các chủng lao liên quan đến con người ngày nay.

Hình ảnh vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao qua kính hiển vi điện tử quét - Ảnh:NIAID

Kirsten Bos, chuyên gia Bệnh học Phân tử tại Viện Khoa học và lịch sử nhân loại Max Planck (MPI-SHH) nhận xét: “Khám phá về vết vôi hóa trong phổi của giám mục đã cho chúng tôi cơ hội để xem lại câu hỏi về sự xuất hiện của bệnh lao. Nếu chúng tôi có thể tái tạo lại bộ gen lao từ giám mục Winstrup, đó sẽ là một bằng chứng tin cậy và độc lập cho các ước tính của chúng tôi về niên đại của bệnh lao”.

Trong một nghiên cứu mới được công bố tuần này trên tạp chí Genome Biology, Susanna Sabin của MPI-SHH và các đồng nghiệp đã tái tạo lại bộ gen bệnh lao từ vết vôi hóa được phát hiện trong hài cốt của giám mục Winstrup. Bos nói: “Bộ gen có chất lượng đáng kinh ngạc, việc bảo quản ở quy mô này là cực kỳ hiếm trong DNA cổ đại”.

Cùng với một số bộ gen lao từ công trình nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã xem xét lại câu hỏi về niên đại của phức hợp vi khuẩn lao Mycobacterium, với năm qua đời của giám mục Winstrup như một điểm hiệu chuẩn tinh chỉnh. Sử dụng nhiều mô hình xác định niên đại phân tử, họ nhận thấy mọi kết quả đều chỉ ra phức hợp vi khuẩn lao Mycobacterium có độ tuổi tương đối trẻ.

Sabin, tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết: “Sự xuất hiện gần đây của mầm bệnh lao được hỗ trợ bởi bằng chứng di truyền từ nhiều vùng địa lý và khoảng thời gian khác nhau. Đó là thông tin thuyết phục nhất chứng minh bệnh lao xuất hiện từ thời đồ đá mới”.

Long Hải (theo Phys.org)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xác ướp của giám mục ở thế kỷ 17 hé lộ nguồn gốc bệnh lao