Kong - Skull island' là bộ phim giải trí về đề tài quái vật, nhưng vấn đề môi trường toát ra khi xem phim cũng đáng suy ngẫm. Cách Kong ứng phó trên đảo Đầu lâu hay việc ứng xử với tự nhiên mỗi người theo một cách của đoàn thám hiểm trong phim cho thấy ứng xử như thế nào sẽ nhận lại hậu quả như thế. Thậm chí thảm khốc hơn.

Xem Kong, ngẫm về môi trường: một cọng rác không để lại!

22/03/2017, 06:12

Kong - Skull island' là bộ phim giải trí về đề tài quái vật, nhưng vấn đề môi trường toát ra khi xem phim cũng đáng suy ngẫm. Cách Kong ứng phó trên đảo Đầu lâu hay việc ứng xử với tự nhiên mỗi người theo một cách của đoàn thám hiểm trong phim cho thấy ứng xử như thế nào sẽ nhận lại hậu quả như thế. Thậm chí thảm khốc hơn.

Quay một phim lớn nhưng không để lại cọng rác nào khi rời đi

Dĩ nhiên phim phải dùng kỹ xảo bom đạn thả xuống để thể hiện đẳng cấp con người muốn khuất phục mọi thứ của tự nhiên, nhưng trong phim có một bộ tộc sống ở đảo Đầu lâu bao nhiêu năm cùng Kong và các quái vật một cách hòa hợp với tự nhiên mà không cần đến súng ống, bom đạn như đội quân đi theo bảo vệ các nhà nghiên cứu, khám phá loài khỉ đột khổng lồ.

Đầu tiên là sự nổi giận của Kong đối với các máy bay và súng ống nhả đạn khắp nơi. Kong khổng lồ bước đến vặt trụi từng chiếc một, không thể để ngôi nhà bình yên của hòn đảo bị khuấy động bởi súng đạn. Từ đó, đoàn thám hiểm trong phim gặp vô số bi kịch, đối mặt với các loài vật khổng lồ trên hòn đảo và chết một cách tàn khốc, cuối phim chỉ còn vài người sống sót. Trong khi đó, ngôi làng của bộ tộc thông minh trên đảo sống hòa thuận với Kong, và Kong giúp bảo vệ họ thoát khỏi nanh vuốt các loài quái vật khác.

Bộ tộc thông minh ấy biết cách bảo tồn người làng bằng những kiến thức bản địa của hòn đảo, biết cách để thoát khỏi chim ăn thịt, cách để thoát vô vàn bất trắc của một môi trường nhiệt đới cổ đại. Họ dựa vào ai? Vào tự nhiên, mà tự nhiên là vua của muôn loài. Hình ảnh mang tính biểu tượng ấy chính là Kong. Khi nhân vật nhiếp ảnh gia (do Brie Larson thủ vai) đứng trong ngôi làng thổ dân nghe tiếng trâu nước khổng lồ kêu cứu bởi xác trực thăng đè lên, cô đã vượt hàng rào nguy hiểm ngăn ngôi làng với thế giới bên ngoài để cứu con trâu đang vô vọng ấy thì Kong xuất hiện và hợp tác cùng nhiếp ảnh gia lấy xác máy bay đi cho trâu rừng được an toàn.

Kong đang rất nổi giận vì máy bay nhả đạn, nổi giận với trận chiến bạch tuộc khổng lồ, nhưng khi gặp một nhân vật nữ cứu con trâu hiền lành, tự nhiên trong Kong trỗi dậy sự đồng cảm và xem nhau như là bạn. Đấy là một kiểu thông điệp về tôn trọng tự nhiên, mẹ tự nhiên sẽ mang lại lối thoát sinh tồn.

Trở lại đoàn làm phim một năm trước khi rời các điểm quay ở Việt Nam, họ không để lại bất cứ cọng rác nào. Ở Hạ Long, Ninh Bình là di sản thế giới, họ ứng xử văn minh khỏi phải bàn. Nhưng điểm quay ở Chà Nòi cạnh đèo Đá Đẽo, Tú Làn (Tân Hóa, Minh Hóa), Yên Phú (Trung Hóa, Minh Hóa) chưa phải là danh lam thắng cảnh trong bất cứ hồ sơ di tích chính thức nào nhưng cách họ đối xử không để lại bất cứ mảnh rác nào khi rời đi mới là điều đáng suy ngẫm.

Một cảnh quay trong phim Kong - Skull island

Tại hồ Yên Phú, họ dựng trường quay cạnh bãi tha ma, nơi đó cũng là bãi chăn thả gia súc đầy phân trâu bò. Khi quay phim, họ thuê dân địa phương dọn dẹp chất thải của chúng; những cái hố họ đào lên để tạo hình các dấu chân con vật khổng lồ bên hồ nước ở nghĩa địa được lấp lại một cách cẩn thận khi quay xong.

Ở Tú Làn, hệ thống hang động trước đây hoàn toàn vô danh, chỉ đến khi đoàn thám hiếm hang động Hoàng gia Anh đến mới phát lộ và được gọi tên, từ đó nó dần nổi tiếng nhưng vẫn hoàn toàn không có mặt trong bất cứ hồ sơ nào về di tích, danh thắng, cho đến nay nó vẫn không danh phận. Nhưng đoàn làm phim rời đi, một mẩu thuốc lá cũng không để lại.

Sự tôn trọng tự nhiên gần như tuyệt đối ấy để lại ấn tượng mạnh với người dân địa phương. Trong phim, thông điệp tôn trọng tự nhiên cũng bật ra. Con người phát triển kỹ nghệ càng tân tiến, càng tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên nhiều thì biến đổi khí hậu ngày càng xuất hiện gay gắt, môi trường sinh tồn bị thu hẹp, sự cân bằng bị phá vỡ, và nay thì cả thế giới phải hợp lực với nhau để chống lại sự biến đổi khắc nghiệt đó.

Kong năm 2017 tuy đơn thuần là phim giải trí, nhưng yếu tố môi trường cần gìn giữ vẫn đang được truyền vào giới trẻ để tránh những thảm họa trong tương lai. Vậy nhưng nhiều đầu óc lại xem đó như một sự kỳ thị chủng tộc, kỳ thị văn hóa, thậm chí xem Kong là thực dân mới, một cách tự ti, mà không nhận ra cách làm thế nào để thu gom những mẩu rác thải, đó mới thật đáng lo ngại.

Xem Kong, thấy bãi tha ma biến thành cảnh đẹp không kỹ xảo bỗng thấy lo ngại cho việc làm biến dạng bán đảo Sơn Trà ở Đà Nẵng, lo ngại việc ấy bị coi rẻ và bỏ qua như thế nào. Lo ngại cái cách người ta tận thu hàng triệu khối cát lãnh thổ quốc gia để đem đi bán rẻ mạt cho nước khác mới biết mẹ thiên nhiên của tổ tiên để lại bị lợi ích nhóm lũng đoạn như thế nào. Lo ngại cách cát tặc lộng hành ở Bắc Ninh đến mức Chủ tịch tỉnh phải cầu cứu Thủ tướng mới thấy băng đảng mafia trên sông tác oai tác quái ra sao.

Kong chỉ là giải trí, đừng khoác cho nó những gì quá lớn lao mà nó không nhắm tới. Nhưng nếu không biết bảo vệ môi trường như những gì tự nhiên toát ra từ phim, rồi chính con người sẽ lãnh hậu quả hủy diệt chứ không ai khác

Quốc Nam

Bài liên quan
Hậu Giang tổ chức Tuần lễ chuyển đổi số và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2024
Theo kế hoạch của UBND tỉnh Hậu Giang, Tuần lễ chuyển đổi số và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2024 sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24.5 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xem Kong, ngẫm về môi trường: một cọng rác không để lại!