Dù số tiền ban đầu nạp vào không nhiều, nhưng với hàng nghìn người tham gia, đối tượng lừa đảo có thể thu về hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng.

Xem video kiếm tiền qua mạng bị lừa thế nào?

Tuyết Nhung | 21/10/2021, 17:12

Dù số tiền ban đầu nạp vào không nhiều, nhưng với hàng nghìn người tham gia, đối tượng lừa đảo có thể thu về hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, do giãn cách xã hội nên người dân ở nhà có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn và đã tìm đến những kênh giải trí, mạng xã hội, đặc biệt là YouTube.

anh-dai-dien.png
Cảnh báo hình thức lừa đảo xem video, đọc báo tin tức kiếm tiền qua mạng - Ảnh: BCT

Dựa trên nhu cầu có thật về việc tăng lượt xem, lượt theo dõi các video nhằm mục đích quảng cáo hoặc tăng độ đánh giá của kênh YouTube, một số đối tượng lừa đảo đã nhắm đến những người tiêu dùng có thời gian rảnh rỗi và tạo cơ hội kiếm thêm thu nhập trong bối cảnh dịch bệnh kinh tế khó khăn để lừa đảo chiếm đoạt thời gian và tiền bạc của người tiêu dùng.

Với nội dung đăng cam kết xem 10 giây, được 50 đồng. Mỗi ngày được cung cấp 10 video để xem. Để sở hữu một tài khoản trên trang web này, người tiêu dùng phải chuyển 250.000 đồng để kích hoạt.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết, những đối tượng này đánh vào tâm lý là khi yêu cầu số tiền nạp vào tài khoản ít, chỉ 250.000 đồng khiến những người tham gia chủ quan, nghĩ rằng nếu có bị lừa cũng không mất quá nhiều.

Trường hợp chị L. đã làm theo các hướng dẫn, chuyển tiền vào tài khoản mang tên Nguyễn Văn A. và đăng nhập thành công. Theo chị L., “làm việc” được vài ngày thì website bị khóa, hoặc mở lại nhưng không thể rút được tiền. Chị L. đã liên lạc với số điện thoại của admin, song thuê bao trong tình trạng “không liên lạc được”.

Cùng với cảnh ngộ, anh T.T.P. cũng nộp 250.000 đồng vào tài khoản ngân hàng mang tên Nguyễn Văn A. để “xem video kiếm tiền qua mạng”, tại website videokiemtien.com. Sau khi đăng ký và tăng lượt xem nhiều ngày thì website bị khóa, hoặc mở lại nhưng không rút được tiền trong thời gian đó.

Dù số tiền ban đầu nạp vào không nhiều, nhưng với hàng nghìn người tham gia, đối tượng lừa đảo có thể thu về hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỉ đồng.

Trước thực trạng trên, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người tiêu dùng cần nâng cao cảnh giác với các hình thức mời chào tham gia kiếm tiền qua mạng. Đặc biệt là không nên chuyển tiền cho các đối tượng không có thông tin rõ ràng, không được cơ quan nhà nước chứng nhận và không tham gia các chương trình xem video kiếm tiền qua mạng như trên.

Bài liên quan
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo từ mua sắm trực tuyến trong dịch COVID-19
Lợi dụng giãn cách xã hội, người dân phải mua sắm trực tuyến, nhiều kẻ xấu đã giả mạo các trang thương mại điện tử nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xem video kiếm tiền qua mạng bị lừa thế nào?