Đến cuối năm 2023 mới có kết quả nghiên cứu có thể dùng cát biển thay thế cát sông được hay không. Trước mắt, nghiên cứu ban đầu cho thấy rất khả thi.

Xử lý cát biển thay thế cát sông trong xây dựng cao tốc là xu thế bắt buộc?

H.Đ | 10/11/2022, 10:56

Đến cuối năm 2023 mới có kết quả nghiên cứu có thể dùng cát biển thay thế cát sông được hay không. Trước mắt, nghiên cứu ban đầu cho thấy rất khả thi.

Tại phiên chất vấn  hôm 3.11, đại biểu Trần Văn Sáu (Phó đoàn Đồng Tháp) nêu thực trạng đến năm 2045, Đồng bằng sông Cửu Long cần hoàn thành khoảng 400 km đường cao tốc với nhu cầu 39 triệu m3 cát san lấp, chưa kể các công trình công cộng, dân sinh khác trong khi khu vực chỉ có 26 triệu m3. Do đó, nhu cầu cát san lấp rất lớn, nhưng tiếp tục khai thác sẽ gây sạt lở, sụt lún, bức xúc trong xã hội.

Trước băn khoăn này, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận số lượng cát sông để xây cao tốc sẽ thiếu rất nhiều.

Để khắc phục, Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu dùng cát biển thay thế cát sông. Đây là vấn đề cấp thiết nên các đơn vị đã lấy mẫu để nghiên cứu. Nếu dùng cát biển, riêng đồng bằng sông Cửu Long đã có hàng tỉ m3, không chỉ đáp ứng nhu cầu dùng cho vùng mà còn cho cả nước.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Nguyên, Cục phó Cục Địa chất (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cũng cho rằng việc khai thác cát biển là điều bắt buộc phải thực hiện khi cát sông ngày càng khan hiếm. Ông Nguyên cho biết nhu cầu sử dụng cát cốt liệu xây dựng (cát chế tạo vữa và bê tông) trên phạm vi toàn quốc khoảng 130 triệu m3/năm. Nhu cầu cát san lấp giai đoạn 2016-2020 khoảng 2,1-2,3 tỉ m3, trung bình mỗi năm 550 triệu m3.

Theo ông Nguyên, chỉ tính nhu cầu san lấp trong giai đoạn này, tổng trữ lượng cát sông hiện tại đã không đáp ứng đủ. Việc cấp phép khai thác cát ở các mỏ hiện cũng rất hạn chế vì làm ảnh hưởng đến môi trường, biến đổi dòng chảy.

Từ đó, Cục phó Cục Địa chất nhận định: "Các dự án cao tốc Bắc Nam và nhiều dự án đang và sẽ triển khai trong thời gian tới sẽ gặp khó khăn nhất định khi nguồn cát sông làm vật liệu san lấp, xây dựng khan hiếm.

Với cát biển, hiện nay chúng ta đã khoanh định được 9 vùng biển có tiềm năng khai thác với trữ lượng khoảng 196 tỉ m3. Đây là nguồn vật liệu lớn có thể giải quyết những vấn đề mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội".

Xu thế của các nước

Trả lời tại Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết đến cuối năm 2023 mới có kết quả nghiên cứu có thể dùng cát biển thay thế cát sông được hay không. Dù vậy, nghiên cứu ban đầu cho thấy rất khả thi, và nhiều nước như Nhật Bản, Singapore đã áp dụng thành công.

Trước thắc mắc của dư luận, Cục phó Nguyễn Văn Nguyên cho biết trên thế giới, nhiều nước đã sử dụng cát biển trong xây dựng, san lấp từ rất lâu, với sản lượng hàng trăm triệu mét khối mỗi năm. Một số nước đi đầu trong khai thác, sử dụng cát biển làm cốt liệu xây dựng là Hà Lan, Đan Mạch, Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... Công nghệ khai thác (nạo vét), xử lý để sử dụng cát biển rất phổ biến trên thế giới.

Ông Nguyên cũng cung cấp các ví dụ như Nhật Bản bắt đầu sử dụng cát làm vật liệu san lấp cách đây gần 50 năm. Cát biển khử muối là một trong những nguồn cốt liệu cho bê tông chính của nước này.

Đức‏ ‏‏đ‏ã‏ ‏khai thác‏ ‏cát‏ ‏c‏ồ‏n m‏ị‏n‏ ‏‏ở‏‏ ‏nhi‏ề‏u vùng trên‏ ‏lãnh th‏ổ‏‏ ‏t‏ừ‏‏ ‏n‏ă‏m 1971; nghiên‏ ‏c‏ứ‏u‏ ‏‏để‏‏ ‏‏đư‏a ra m‏ộ‏t lo‏ạ‏i bê‏ ‏tông t‏ừ‏‏ ‏cát‏ ‏c‏ồ‏n m‏ị‏n với hàm lượng cát chiếm hơn 70%, còn lại là sỏi. Loại bê tông này có độ chịu nén lớn hơn 50 MPa, tức là ở mức trung bình trong thang cấp bền C cường độ bê tông tiêu chuẩn châu Âu.

Ở Nga, một số vùng giàu cát mịn chưa đạt cấp phối để làm bê tông đã bắt đầu sử dụng cát này trong hệ thống tàu điện ngầm ở thành phố Saint-Peterburg. Nước Nga đã chế tạo được bê tông hạt mịn cường độ cao trong xây dựng mặt đường có cường độ chịu nén 88-94 MPa, cường độ chịu uốn đạt 12-15 MPa. Thông số trên tiệm cận mức cao nhất trong thang cấp bền C bê tông tiêu chuẩn châu Âu. Khi sử dụng bê tông cát mịn này có thể làm giảm đáng kể cốt thép cho kết cấu mặt đường ở vùng phía bắc nước Nga.

Văn phòng Chính phủ ngày 25.10.2022 ban hành Thông báo số 336/TB-VPCP kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp trực tuyến về tình hình triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ khởi công Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Thông báo nêu chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cần đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu "đánh giá tài nguyên khoáng sản phục vụ khai thác cát biển, phục vụ nhu cầu san lấp tại các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng ĐBSCL".

Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 (Dự án) là dự án quan trọng quốc gia, đi qua 12 địa phương với tổng chiều dài 721km. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11.2.2022 với yêu cầu bảo đảm bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công trước ngày 20.11.2022 và bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý II.2023; khởi công các dự án thành phần trước ngày 31.12.2022, triển khai thi công đồng loạt trước ngày 31.3.2023.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xử lý cát biển thay thế cát sông trong xây dựng cao tốc là xu thế bắt buộc?