Ngày 8.11, tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, cơ quan này vừa có tờ trình 8417/TTr- UBND đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) theo phương thức đối tác công - tư (PPP).

Vì sao tổng mức đầu tư cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc tăng từ 16.408 tỉ lên 17.200 tỉ đồng?

Hồ Đông | 08/11/2022, 20:31

Ngày 8.11, tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, cơ quan này vừa có tờ trình 8417/TTr- UBND đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) theo phương thức đối tác công - tư (PPP).

Theo tờ trình của UBND tỉnh Lâm Đồng, Dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc do nhà đầu tư đề xuất dự án là Liên danh đầu tư gồm Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh và Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Miền Trung (Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả đại diện liên danh nhà đầu tư).

Chiều dài toàn tuyến khoảng 66 km, trong đó trên địa phận tỉnh Đồng Nai khoảng 11 km (đi qua huyện Tân Phú); tỉnh Lâm Đồng khoảng 55 km (đi qua huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và TP.Bảo Lộc).

Điểm đầu Dự án tại Km60+100 (trùng với điểm cuối của Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú tại cầu vượt trực thông nút giao Quốc lộ 20) thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối Dự án tại Km126+360 (lý trình đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương), giao với đường Nguyễn Văn Cừ, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Dự án được đầu tư xây dựng tuyến đường theo tiêu chuẩn đường cao tốc (TCVN 5729:2012), vận tốc thiết kế 80km/h.

Trong giai đoạn phân kỳ bố trí chiều rộng nền đường rộng 17m với 4 làn xe ô tô. Các đoạn nền đường đào sâu đắp cao tùy theo địa hình, địa chất của từng đoạn nghiên cứu mở rộng mặt cắt ngang theo giai đoạn hoàn chỉnh với bề rộng nền đường 22m theo nguyên tắc đảm bảo tính kinh tế, kỹ thuật của dự án; các đoạn dừng xe khẩn cấp được bố trí không liên tục với khoảng cách 4-5km/vị trí.

Giai đoạn phân kỳ sẽ tiến hành chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2021 – 2026; hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2026. Giai đoạn hoàn chỉnh sẽ thực hiện đầu tư phù hợp với nhu cầu giao thông dự kiến sau năm 2035. Trong điều kiện cho phép về thu xếp vốn, sẽ đẩy nhanh việc thực hiện đầu tư giai đoạn hoàn chỉnh để nâng cao chất lượng dịch vụ cho tuyến cao tốc.

Tổng nhu cầu sử dụng đất của Dự án dự kiến khoảng 455 ha (tỉnh Đồng Nai khoảng 81 ha, tỉnh Lâm Đồng khoảng 374 ha). Phạm vi giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh với nền đường rộng 22m. Diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng rừng là 186,21 ha (rừng tự nhiên 126,37 ha, rừng trồng 59,85 ha); trong đó: tỉnh Lâm Đồng là 144,78 ha (rừng tự nhiên 123,29 ha, rừng trồng 21,49 ha), tỉnh Đồng Nai là 41,43 ha (rừng tự nhiên 3,08 ha, rừng trồng 38,36 ha).

Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án (giai đoạn phân kỳ) là 17.200 tỉ đồng gồm phần vốn nhà nước tham gia dự án là 6.500 tỉ đồng (vốn ngân sách Trung ương 2.000 tỉ đồng; vốn ngân sách tỉnh Lâm Đồng 4.500 tỉ đồng; phần vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư 1.605 tỉ đồng; vốn huy động khác là 9.095 tỉ đồng từ các nguồn huy động hợp pháp.

Đến giai đoạn hoàn chỉnh, dự án sẽ được đầu tư hoàn thiện với quy mô theo quy hoạch trên cơ sở công trình đã đầu tư trong giai đoạn phân kỳ; với việc hoàn thiện bề rộng nền đường rộng 22m (bao gồm 4 làn xe ô tô và 2 làn dừng xe khẩn cấp liên tục).

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, giai đoạn phân kỳ sẽ tiến hành đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2021 - 2026; hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2026. Giai đoạn hoàn chỉnh sẽ thực hiện đầu tư phù hợp với nhu cầu giao thông dự kiến sau năm 2035.

Trong điều kiện cho phép về thu xếp vốn, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết sẽ đẩy nhanh việc thực hiện đầu tư giai đoạn hoàn chỉnh để nâng cao chất lượng dịch vụ cho tuyến cao tốc.

Trước đó, Hội đồng thẩm định liên ngành thống nhất với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Dự án đã đủ điều kiện để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Cụ thể, Hội đồng thẩm định liên ngành đồng thuận việc điều chỉnh quy mô nền đường giai đoạn phân kỳ của dự án từ 2 làn xe, chiều rộng nền đường 13,5m thành 4 làn xe, chiều rộng nền đường 17m, để thống nhất về quy mô mặt cắt ngang với đoạn tuyến Dầu Giây - Tân Phú và đoạn tuyến Bảo Lộc - Liên Khương.

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết sơ bộ tổng mức đầu tư ban đầu là khoảng 16.408 tỉ đồng nhưng sau đó tăng lên thành 17.200 tỉ đồng. Nguyên nhân tăng vốn là do cập nhật lại sau khi điều chỉnh quy mô nền đường từ 13,5 m thành 17 m và tham khảo suất đầu tư xây dựng của các dự án cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Bài liên quan
Cựu Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp xin được hiến xác cho y học
Tự bào chữa, bị cáo Trần Văn Hiệp cho rằng bản thân phạm tội trong hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, đồng thời mong HĐXX xem xét.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao tổng mức đầu tư cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc tăng từ 16.408 tỉ lên 17.200 tỉ đồng?