Một công ty Mỹ đã chế tạo ra robot hoàn toàn tự động may quần áo với công suất làm việc bằng 17 công nhân bình thường. Việc gia tăng áp dụng công nghệ tự động hóa, đặc biệt trong ngành may mặc có thể khiến nhiều công nhân tại các nước châu Á mất việc trong vài chục năm tới.

Xuất hiện kẻ thù của công nhân ngành may mặc

01/09/2017, 06:37

Một công ty Mỹ đã chế tạo ra robot hoàn toàn tự động may quần áo với công suất làm việc bằng 17 công nhân bình thường. Việc gia tăng áp dụng công nghệ tự động hóa, đặc biệt trong ngành may mặc có thể khiến nhiều công nhân tại các nước châu Á mất việc trong vài chục năm tới.

Robot LOWRY có thể hoàn thành mọi khâu trong dây chuyền may

Từ lâu, những công việc lặp đi lặp lại như may mặc đã bị các nhà công nghiệp nhắm tới với mong muốn thay thế bằng tự động hóa. Tuy nhiên, robot hiện nay chưa thể tự may quần áo và phải mất nhiều nhân công để hoàn thiện các khâu lại với nhau.

Một công nhân có thể dễ dàng hiệu chỉnh các đường may tại chỗ, nhưng robot trước đây không thể làm điều này, cũng tương tự với các dây chuyền sản xuất giày.

Tuy nhiên, vào năm 2015, sau nhiều năm nghiên cứu SoftWear Automation đã cho ra mắt robot LOWRY, một robot có khả năng tự cắt vải, may quần áo thành phẩm theo thiết kế có từ trước. Ban đầu robot này chỉ có thể may các sản phẩm đơn giản như khăn tắm, nhưng nay nó đã đủ sức để may được áo thun và quần jean.

Theo SoftWear Automation, robot LOWRY có thể thay thế hoàn toàn một dây chuyền may có 10 công nhân với công suất lên tới 1.142 chiếc áo thun trong 8 giờ, so với mức 669 cái áo thun của dây chuyền 10 công nhân tạo ra. Như vậy, robot may tự động này chỉ cần một công nhân điều khiển là có thể hoàn toàn thay thế 17 công nhân may.

Ngay lập tức, nhiều công ty may mặc toàn cầu trong đó có Tianyuan Garments Company, công ty chuyên may gia công cho Adidas và Armani quan tâm tới robot LOWRY. Tianyuan Garments đã đầu tư 20 triệu USD để xây dựng một nhà máy may tại Mỹ, sử dụng robot may 100% với công suất may lên tới 1,2 triệu áo thun một năm sẽ được khánh thành vào năm 2018.

Thông thường, chi phí sản xuất quần áo ở Mỹ sẽ cao hơn ở Trung Quốc rất nhiều vì chi phí lao động cao. Nhưng Tang Xinhong, chủ tịch của Tianyuan Garments, nói với World Textile Information Network (paywall) rằng với dây chuyền hoàn toàn tự động, chi phí may một chiếc áo tại Mỹ sẽ chỉ còn 0,33 USD mà thôi. Để tiện so sánh, chi phí may một chiếc áo khoác ở Bangladesh, nơi có chi phí lao động thấp hàng đầu thế giới, là khoảng 0,22 USD, theo ước tính từ Viện Nghiên cứu Nhân quyền Toàn cầu. Tương tự, nếu sử dụng công nhân may ở Mỹ thì mỗi chiếc áo sẽ mất 7,47 USD tiền công.

SoftWear Automation được thành lập để tạo ra các cỗ máy giúp các nhà sản xuất hàng hóa có thể sản xuất các mặt hàng của họ tại Mỹ mà vẫn khả thi về mặt tài chính. Pete Santora, giám đốc thương mại của công ty cho biết khoảng tài chính tài trợ đầu tiên của SoftWear Automation đến từ Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiến bộ Quốc phòng (DARPA), thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ.

Theo luật pháp, quân đội Mỹ sẽ phải mua các sản phẩm được sản xuất tại Mỹ, vì vậy nghiên cứu giảm giá thành sản xuất là cách tốt nhất để giúp người lính có trang bị tốt với giá rẻ hơn.

Việc gia tăng áp dụng công nghệ tự động hóa, đặc biệt trong ngành may mặc có thể khiến nhiều công nhân tại các nước châu Á mất việc trong vài chục năm tới. Năm ngoái, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính rằng 64% công nhân dệt may ở Indonesia sẽ mất việc trước robot, con số này ở Việt Nam là 86% và 88% ở Campuchia.

Hiện SoftWear Automation chỉ bán dây chuyền sản xuất áo thun tự động của họ ở Mỹ. Ông Santora cho biết nguyên nhân chủ yếu là do công ty không đủ công suất sản xuất máy phục vụ khách hàng trên toàn thế giới.

Ái Vi

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xuất hiện kẻ thù của công nhân ngành may mặc