Để thâm nhập thị trường lớn, nông sản Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao và khắt khe, đặc biệt là thị trường trong khối EU, Mỹ và Nhật Bản. Hiện tại, thị trường EU, Mỹ không chỉ quan tâm tới chất lượng sản phẩm mà quan tâm đến truy xuất nguồn gốc, quá trình sản xuất.

Xuất khẩu nông sản qua EU, Mỹ, Nhật gặp khó vì tiêu chuẩn gắt gao

27/06/2020, 18:10

Để thâm nhập thị trường lớn, nông sản Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao và khắt khe, đặc biệt là thị trường trong khối EU, Mỹ và Nhật Bản. Hiện tại, thị trường EU, Mỹ không chỉ quan tâm tới chất lượng sản phẩm mà quan tâm đến truy xuất nguồn gốc, quá trình sản xuất.

Vải thiều Việt Nam đang được xuất khẩu đến nhiều quốc gia - Ảnh: Internet

Theo Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 6.2020, nông sản Việt Nam đã có mặt tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều nhóm hàng xuất khẩu trên 1 tỉ USD, như cà phê, gạo, rau quả, tôm, cá tra… Xuất khẩu không những kích thích tăng trưởng kinh tế, gia tăng thu nhập quốc dân mà còn giúp giải quyết công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trong nước.

Năm 2020, ngành nông nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt trên 43 tỉ USD. Đến hết tháng 5.2020, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 15,49 tỉ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2019.

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu nông sản bị tác động tiêu cực bởi dịch bệnh COVID-19 lan rộng tại các nước tiêu thụ nông, lâm, thủy sản lớn của Việt Nam, như Trung Quốc, Mỹ, Nhật, châu Âu. Nhiều đơn hàng đã bị hủy hoặc chậm giao hàng, tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp nông sản Việt Nam.

Mặc dù vậy, tại toạ đàm “Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam” vừa diễn ra, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Mai Xuân Thành cho biết hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt quan trọng khi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được Việt Nam tham gia, ký kết, như hiệp định CPTPP đã có hiệu lực từ đầu năm 2019, EVFTA sẽ có hiệu lực từ tháng 8.2020.

Ông Thành cho rằng nếu các doanh nghiệp trong nước đủ sức hội nhập, đáp ứng những đòi hỏi ngày một cao của thị trường, đặc biệt là các thị trường khó tính thì vai trò và vị thế của doanh nghiệp nông sản Việt Nam sẽ được khẳng định. Điều này không chỉ đem lại giá trị to lớn cho doanh nghiệp, mà còn đảm bảo sản xuất bền vững cho ngành nông nghiệp nước ta nói chung.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến - Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn) cũng cho biết các sản phẩm trồng trọt của nước ta đã có mặt tại 65 nước, mặt hàng tôm dã có mặt tại 139 nước, cá tra đã xuất khẩu đi 128 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, để các sản phẩm nông sản Việt Nam là nông sản có chất lượng thì phải có được các tiêu chuẩn hài hòa so với thế giới như Gobal Gap. Nông sản cũng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc…

Trong khi đó, bà Bùi Thị Thanh An, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) nói rằng doanh nghiệp phải phải nâng cao chất lượng, đáp ứng quy trình quản lý chất lượng tiên tiến vào sản xuất để có thể đáp ứng yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao và khắt khe của các thị trường, đặc biệt là thị trường trong khối EU và các thị trường truyền thống như Mỹ và Nhật Bản. Hiện tại, thị trường EU, Mỹ không chỉ quan tâm tới chất lượng sản phẩm mà quan tâm đến truy xuất nguồn gốc, quá trình sản xuất.

Còn bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh doanh và hỗ trợ Doanh nghiệp cho rằng để vượt qua “định kiến” về dư lượng của thị trường thế giới đối với nông sản Việt Nam, việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế là yêu cầu bắt buộc. Thế nhưng, những tiêu chí khắt khe của Global Gap khiến cho việc áp dụng tiêu chuẩn này vào sản xuất tại Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xuất khẩu nông sản qua EU, Mỹ, Nhật gặp khó vì tiêu chuẩn gắt gao