PGS-TS Phạm Văn Bùi, Chủ tịch Hội lọc máu TP.HCM đã cho biết thông tin trên tại lễ hưởng ứng ngày Thận quốc tế diễn ra sáng 9.3.
Theo PGS-TS Phạm Văn Bùi, bệnh thận mạn tính là bệnh không lây, có tỷ lệ mắc bệnh cao và không thể chữa khỏi, cần được chăm sóc suốt đời. Trên thế giới, khoảng 10% dân số mắc bệnh suy thận mạn tính. Như vậy cứ 10 người thìcó 1 người mắc bệnh suy thận mạn tính.
Tại Việt Nam, số liệu thống kê mới nhất cho thấyhiện có khoảng 26.000 người mắc bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối, chiếm 0,016% dân số. Các bệnh nhân bị suy thận mạn tính hiện nay ở Việt Nam đa phần phảichạy thận nhân tạovì nguồn thận ghép khan hiếm.
Bệnh nhân bị suy thận mạn tínhnếu được chạy thân nhân tạo tốt sẽ kéo dài thời gian sống khá cao. Tại Nhật Bản, đất nước có kỹ thuật lọc máu tiên tiến hàng đầu thế giới, có đến 90% bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể sống từ 20-25 năm.
Do đó,theo ông Bùi, trong điều kiện hiện nayViệt Nam cần có nhữngtrung tâm lọc máu hiện đại và đạt chất lượng ngang tầm Nhật Bản.
“Hiện tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã đưa vào hoạt động trung tâm lọc máu hiện đại nhất Việt Nam với các thiết bị theo tiêu chuẩn Nhật Bản, giúp nâng cao chất lượng điều trị, chất lượng sống, kéo dài tuổi thọ cho những người mắc bệnh thận mạn tính. Điều này cần phải được nhân rộng nhiều hơn nữa”, ông Bùi cho biết.
Cũng theo ông Bùi, hiện chi phí cho mỗi lần chạy thận nhân tạo là từ 800.000 đồngđến 1 triệu đồng, mỗi tháng phải chạy thận nhân tạo từ 2 đến 3 lần.
Bệnh nhân mắc suy thận mạn tính không gây nguy hiểm tính mạng cấp thời nhưng chất lượng sống của người bệnh giảm sút, cần phải bổ sungthêm các loại thuốc hạ áp, vitamin kết hợp với chế độ dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao thể trạng, chống chọi lâu dài với bệnh tật.
Hồ Quang