Thời gian gần đây nhiều trẻ bỗng dưng thích nhổ tóc ăn, bốc đất ăn, cắn móng tay ăn... được chuyển đến bệnh viện để cầu cứu bác sĩ. Phần lớn các trường hợp nghiện "thức ăn lạ” trên được bác sĩ xác định là do bệnh lý mà ra.

Nhiều bé gái đến bác sĩ cầu cứu vì chứng nghiện 'thức ăn lạ’

Hồ Quang | 07/03/2017, 08:14

Thời gian gần đây nhiều trẻ bỗng dưng thích nhổ tóc ăn, bốc đất ăn, cắn móng tay ăn... được chuyển đến bệnh viện để cầu cứu bác sĩ. Phần lớn các trường hợp nghiện "thức ăn lạ” trên được bác sĩ xác định là do bệnh lý mà ra.

Nhổ tóc ăn vì bị cha ép làm việc không muốn

Một bé gái 13 tuổi quê ở Lâm Đồng liên tục nhổ tóc để ăn khiến gia đình lo lắng, người nhà đã đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) để cầu cứu bác sĩ. Tại đây sau khi tìm hiểu, các bác sĩ khoa tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1 xác địnhnguyên nhân khiến bé gái này nghiện "thức ăn lạ" trênlà do có biểu hiện rối loạn cưỡng chế.

Bác sĩ Phạm Minh Triết - Trưởng khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết sở dĩ bé gái này có biểu hiện rối loạn cưỡng chế là do người cha ép bé gái này làm một việc mà em không mong muốn. Chính điều này mỗi khi nhắc đến chuyện đó, bé bị ám ảnh gây ra hội chứng Rapunzel (hay còn gọi cô gái tóc mây) - nhổ tóc để ăn.

Mới đây nhất là trường hợp bé gái P.T.T.(6 tuổi, quê Đồng Nai) bị đau bụng dữ dội được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1phát hiện một búi tóc khổng lồ dài gần 0,5m nằm trong bao tử, phải mổ để giải cứu cho bệnh nhân. Nguyên nhân được xác định là do bé T.thường xuyên nhổ tóc ăn trong một khoảngthời gian dài.

Bác sĩ Triết cho hay qua tìm hiểu hoàn cảnh của bé T. cho thấy bé có hiện tượng lặng người khi bị la rầy nhiều. “Điều này cho thấy bé T. có tâm lý không ổn định. Hơn nữa bé cũng đã mất mẹ 2 năm và ở với người mẹ kế từ nhỏ. Trước đó bé vẫn gặp người mẹ ruột của mình nên nhiều khả năng bé bị sang chấn tâm lý gây ra tình trạng rối loạn lo âu dẫn đến hội chứng nhổ tóc để ăn”, bác sĩ Triết nhận định.

Phụ huynh cần dành nhiều thời gian cho trẻ

Theo bác sĩ Triết trung bình mỗi năm bệnh viện tiếp nhận, điều trị khoảng 10 trường hợp trẻ mắc phải hội chứng nghiện "thức ăn lạ", chủ yếu làăn tóc, ăn đất, ăn mủ cao su... Về mặt tâm lý, tâm thần thì đây là sự kết hợp của 2 hội chứng: nhổ tóc ăn và ăn tạp.

Cả 2 hội chứng trên có khi tách biệt nhưng cũng có khi cùng song song. Trong đó,hội chứng nhổ tóc ăn có thể là do bệnh lý nhưng cũng có thể không phải do bệnh lý. Nếu không phải là bệnh lý thì có thể là do thói quen của trẻ thích mân mê tóc rồi nhổ tóc ăn.

Đối với việc nhổ tóc ăn xuất phát từ bệnh lý là do nhiều nguyên nhân như: trẻ ít được gia đình, xã hội quan tâm, không có nhiều trò chơi;trẻ bị rối loạn lo lâu vàrối loạn ám ảnh cưỡng chế.

“Khi trẻ ít được gia đình quan tâm, chú ý hay ít có hoạt động vui chơi, giải trí thường có biểu hiện nhổ tóc ăn nhằm gây sự chú ý cho người lớn. Ở những trẻ ít được quan tâm, chú ý thường ít có những hoạt động, những trò chơi giải trí. Chính những thời gian không có việc gì làm đã tạo cho trẻ một thói quen nhổ tóc ăn”, bác sĩ Triết giải thích.

Trong khi đó, nguyên nhân khiến trẻ nhổ tóc ăn xuất phát từ rối loạn lo âu theo bác sĩ Triết là do có những bất thường trong quan hệ xung quanh, đó là những quan hệ của bé với cha, mẹ hay với những người trong xã hội gây ra tình trạng rối loạn lo âu.

“Điều này phải tìm hiểu rõ những bất thường trong mối quan hệ đó để giải quyết, không để xảy ra tình trạng trên. Riêng hội chứng nhổ tóc ăn do rối loạn cưỡng chế là xuất phát từ chuyện trẻ mong muốn làm điều gì đó nhưng không được hay bị làm điều gì đó không mong muốn gây nên tình trạng trên, cần phải có sự can thiệp tâm lý lâu dài hơn”, bác sĩ Triết nêu cách xử lý.

Bên cạnh đó cũng theo bác sĩ Triết hội chứng nhổ tóc ăn còn xuất phát từ chứng ăn tạp. Ăn tạp có khi là biểu hiện bình thường nhưng có khi là biểu hiện bệnh lý. Đối với biểu hiện bệnh lý là do trẻ không được người khác quan tâm, không có trò gì chơi khiến trẻ xem việc ăn tạp như là một trò chơi.

Ở chứng ăn tạp có 2 nhóm thường gặp là chậm phát triển tâm thần và tự kỷ. Nhữngtrẻ rơi vào trường hợp này có thể ăn đất, ăn tóc, ăn móng tay, ăn mủ cao su....đều là những “thức ăn lạ",không có chất dinh dưỡng.

Để ngăn chặn tình trạng trên ở trẻ, bác sĩ Triết khuyến cáo các bậc phụ huynh nên bố trí thời gian nhất định dành cho trẻ, càng nhiều càng tốt;giới thiệu cho trẻ tham gia nhiều trò chơi...

“Với những trường hợp này khi chuyển đến khoa tâm lý để điều trị chúng tôi sẽ thông qua các trò chơi để giới thiệu cho trẻ những cái gì ăn được, cái gì không ăn được bằng hình thức thưởng phạt. Từ đó giúp trẻ quen dần những thức ăn không có dinh dưỡng, những “thức ăn lạ” như: tóc, đất, mủ cao su...”, bác sĩ Triết chia sẻ.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở trên các tuyến đê bờ sông Bùi
5 phút trước Sự kiện
TP.Hà Nội vừa công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê, sạt lở bờ sông Bùi tại huyện Chương Mỹ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều bé gái đến bác sĩ cầu cứu vì chứng nghiện 'thức ăn lạ’