Đó là thông tin được đưa ra tại “Hội thảo Sơ kết thí điểm điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) tại Việt Nam” vào sáng nay (29.5). Hiện đã có 1.200 người sử dụng PrEP, dự kiến đến cuối năm 2019 con số này sẽ lên đến trên 5.000 người và cuối năm 2020 sẽ lên đến trên 7.000 người.

100% người chuyển giới nữ có nguy cơ nhiễm HIV

Hồ Quiang | 29/05/2018, 16:11

Đó là thông tin được đưa ra tại “Hội thảo Sơ kết thí điểm điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) tại Việt Nam” vào sáng nay (29.5). Hiện đã có 1.200 người sử dụng PrEP, dự kiến đến cuối năm 2019 con số này sẽ lên đến trên 5.000 người và cuối năm 2020 sẽ lên đến trên 7.000 người.

Theo Cụcphòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) mới đây trong một nghiên cứu về mức độ nguy cơ nhiễm HIV ở những người nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), nữ chuyển giới (CGN) đã khiến không ít người bất ngờ. Cụ thể qua khảo sát, nghiên cứu ở 727 người MSM và 72 người CGN thì kết quả cho thấy có đến 96% nam quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ nhiễm HIV; đặc biệt nhất có đến 100% người chuyển giới nữ đều có nguy cơ nhiễm HIV.

Bên cạnh đó, cũng theo kết quả nghiên cứu trên cho thấy có 12% MSM và 42% CGN có quan hệ tình dục qua đường hậu môn để lấy tiền hoặc hiện vật; 12% MSM và 21% CGN được chẩn đoán mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI).

Lâu nay đã xác định nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), nữ chuyển giới (CGN) và bạn tình âm tính của những người sống chung với HIV là những đối tượng có nguy cơ cao nhiễm HIV, nhưng việc có đến 96% nam quan hệ tình dục đồng giới và 100% chuyển giới nữ chuyển giới có nguy cơ nhiễm HIV là điều ít ai ngờ.

Dù nhóm chuyển giới nữ có đến 100% có nguy cơ nhiễm HIV nhưng kết quả nghiên cứu trên cho biết tỷ lệ người ở nhóm này sẵn sàng chi trả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) còn thấp. Hiện chỉ có 51% người chuyển giới nữ sẵn sàng chi trả PrEP, trong khi đó ở nhóm MSM có đến78% sẵn sàng chi trả PrEP.

Cục Phòng, chống HIV/ AIDS cho biết việc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) được triển khai tại TP.HCM vào tháng 3.2017 ở nhóm MSM, CGN và bạn tình âm tính trong các cặp dị nhiễm, sau đó đến tháng 3.2018 vừa qua mở rộng ra địa bàn TP.Hà Nội.

Qua nghiên cứu cho thấy, tính hiệu quả của việc sử dụng dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV là khá cao. Hiện đã có 1.200 người ở TP.HCM và Hà Nội đang sử dụng PrEP với tỷ lệ duy trì khoảng 78%.

PSG.TS Phạm Thị Thu Hương - Phó cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/ AIDS cho biết PrEP là viên kết hợp 2 loại thuốc kháng vi rút, nếu dùng hàng ngày theo kê đơn có thể giảm nguy cơ nhiễm HIV từ 92% đến 99% ở những nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao như: MSM, CGN và bạn tình âm tính của những người sống chung với HIV.

“Kết quả ban đầu của dự án thí điểm triển khai PrEP vừa qua là hết sức quan trọng, nó là bằng chứng giúp Bộ Y tế quyết định đưa PrEP vào trong hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/ AIDS. Kết quả này cũng giúp Cục Phòng, chống HIV/ AIDS sẽ phối hợp với các đối tác mở rộng việc triển khai PrEP. Trước mắt chúng tôi sẽ mở rộng thêm ở 11 tỉnh, thành phố với mục tiêu đến cuối năm 2019 đạt đươc 5.610 người sử dụng PrEP và đến cuối năm 2020 đạt được 7.300 người sử dụng”, bà Hương cho hay.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thắng Malaysia, Việt Nam mở toang cửa vào tứ kết U.23 châu Á
19 phút trước Thể thao
Với chiến thắng thứ 2 liên tiếp, U.23 Việt Nam đã mở toang cánh cửa vào vòng tứ kết giải vô địch châu Á.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
100% người chuyển giới nữ có nguy cơ nhiễm HIV