Việt Nam có 11 trong tổng số 634 cơ sở giáo dục đại học được đánh giá là tốt nhất ở châu Á.

11 đại học Việt Nam vào danh sách trường tốt nhất châu Á

Dạ Thảo | 25/11/2020, 21:00

Việt Nam có 11 trong tổng số 634 cơ sở giáo dục đại học được đánh giá là tốt nhất ở châu Á.

Theo xếp hạng của Tổ chức giáo dục QS (Quacquarelli Symonds) Việt Nam có 11 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng các trường tốt nhất trong khu vực châu Á.

11 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng các đại học châu Á của tổ chức QS (bảng xếp hạng QS Asia University Rankings) bao gồm: ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Duy Tân, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Cần Thơ, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Kinh tế TP.HCM.

Trong đó, 3 cơ sở lần đầu có mặt trong bảng xếp hạng này là ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Công nghiệp TPHCM, ĐH Kinh tế TPHCM.

Đến nay có 4,64% cơ sở giáo dục đại học trong cả nước có tên trong bảng xếp hạng khu vực của tổ chức này.

qs-asia-2021-docx-1606299040887-19531743.png
Vị trí các trường đại học của Việt Nam trong bảng xếp hạng QS các trường tốt nhất châu Á

Bên cạnh một số đại học tụt hạng thì có nhiều đơn vị đã tăng hạng. Đơn cử như: ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) xếp hạng 163 (tăng 44 hạng so với năm trước); ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng cùng thuộc nhóm 401-450 (ĐH Huế tăng hạng so với năm trước là 451-500).

ĐH Sư phạm Hà Nội có hạng 551-600, ĐH Công nghiệp TPHCM và ĐH Kinh tế TPHCM đồng hạng 601+.

Đặc biệt, trong bảng xếp hạng QS, ĐH Tôn Đức Thắng ngoài việc tăng 44 hạng so với năm 2020 thì trước đó cũng tăng 84 hạng so với 2019. Như vậy, chỉ trong hai năm, ĐH Tôn Đức Thắng đã tăng 128 hạng. Đây là mức tăng hạng nhiều nhất ở Việt Nam và cũng thuộc nhóm các trường có mức tăng hạng ấn tượng nhất châu Á.

Bảng xếp hạng QS châu Á đánh giá các đại học dựa trên 11 tiêu chí với trọng số khác nhau gồm: Danh tiếng về học thuật (30%); Danh tiếng nhà tuyển dụng (20%); Tỷ lệ giảng viên/sinh viên (10%); Tỷ lệ đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ (5%); Tỷ số bài báo xuất bản trên giảng viên (5%); Chỉ số trích dẫn trên bài báo (10%); Mạng lưới nghiên cứu quốc tế (10%); Giảng viên quốc tế (2,5%); Sinh viên quốc tế (2,5%); Sinh viên trao đổi trong nước (2,5%); Sinh viên học trao đổi nước ngoài (2,5%).

Với vị trí thứ 163 trong bảng xếp hạng, ĐH Tôn Đức Thắng chỉ xếp sau vài hạng so nhiều đại học danh tiếng và lâu đời trong khu vực châu Á như: Chungnam National University (Hàn Quốc), National Chung Cheng University (Đài Loan) và vượt các trường Yokohama National University (Nhật Bản), Prince of Songkla University (Thái Lan), Nagasaki University (Nhật Bản)...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
TP.HCM cần làm gì để đột phá trong tăng trưởng kinh tế?
Các chuyên gia cho rằng tăng trưởng 8,3% vẫn chưa phải là cao so với tiềm năng của TP.HCM. Thành phố có thể hướng đến mục tiêu tăng trưởng cao hơn nhiều, trên 10%, thậm chí cao hơn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
11 đại học Việt Nam vào danh sách trường tốt nhất châu Á