UBND tỉnh Bến Tre và Kiên Giang vừa ký quyết định công bố thiên tai. Nguyên nhân là hạn, mặn đã đe dọa nghiêm trọng sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân.

2 tỉnh đầu tiên ở ĐBSCL công bố thiên tai hạn, mặn

Một Thế Giới | 19/02/2016, 11:22

UBND tỉnh Bến Tre và Kiên Giang vừa ký quyết định công bố thiên tai. Nguyên nhân là hạn, mặn đã đe dọa nghiêm trọng sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân.

Ông Nguyễn Hữu Lập, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre vừa ký ban hành quyết định công bố thiên tai xâm nhập mặn năm 2016 trên địa bàn tỉnh.
Đến thời điểm này, tổng diện tích lúa đông xuân 2015 - 2016 đã bị thiệt hại trên 10.000 ha (phần lớn diện tích nằm ở huyện Ba Tri). Hàng trăm diện tích cây ăn trái ở các huyện như Chợ Lách, Giồng Trôm, Châu Thành… bị thiếu nước ngọt, ảnh hưởng nặng.
Hiện các sông chính ở Bến Tre đã có độ mặn 4‰ và đang xâm nhập sâu vào các nhánh sông nhỏ từ 45 - 60km. Việc sản xuất và sinh hoạt của người dân đã bị ảnh hưởng, thậm chí ảnh hưởng đến cả lĩnh vực du lịch do thiếu nước ngọt.
Trước mắt, các cơ quan chức năng sẽ triển khai khẩn cấp các điểm cấp nước ngọt sinh hoạt cho người dân tại các xã ven biển, đánh giá thiệt hại, hỗ trợ vốn kịp thời cho người dân nhằm giảm bớt khó khăn và có điều kiện tái sản xuất.
Còn ở Kiên Giang, ông Mai Văn Nhịn, Phó chủ tịch UBND tỉnh, cũng vừa ký quyết định công bố thiên tai gây thiệt hại sản xuất lúa vụ đông xuân năm 2015 - 2016 và vụ mùa trên địa bàn tỉnh. Theo ngành nông nghiệp tỉnh này, con số thiệt hại trên đang tăng dần trước tình hình khô hạn diễn ra ngày càng gay gắt.
Các huyện bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Kiên Giang là An Biên, An Minh, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận, với tổng diện tích sản xuất bị thiệt hại trên 34.000 ha và nhu cầu kinh phí để hỗ trợ thiệt hại trên 150 tỉ đồng. Tỉnh Kiên Giang cũng có trên 29.700 ha rau màu bị thiệt hại và cần trên 84 tỉ đồng để hỗ trợ thiệt hại cho người dân.
Trước mắt, ngành nông nghiệp đề nghị tạm ứng kinh phí cho các địa phương hỗ trợ nông dân có diện tích bị thiệt hại, mua 400 tấn lúa giống dự phòng thiên tai trước khi nhận được nguồn hỗ trợ từ Trung ương.
Thanh Vinh
Bài liên quan
Cà Mau, Bạc Liêu chủ động ứng phó hạn mặn
Viện Khoa học thủy lợi miền Nam đánh giá sự xâm nhập mặn mùa khô năm 2024-2025 ở vùng ĐBSCL sẽ lên cao từ cuối tháng 2 - 4.2025, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân vùng ven biển. Trước diễn biến phức tạp của tình trạng xâm nhập mặn, các địa phương ven biển đã đưa ra nhiều phương án để ứng phó.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Phấn đấu tăng trưởng 2 con số: Nhiệm vụ khó khăn, nhưng không thể không làm
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Lãnh đạo nhiều địa phương cho biết việc phấn đấu tăng trưởng ít nhất 10% năm 2025 là nhiệm vụ hết sức là nặng nề, khó khăn nhưng không thể không làm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
2 tỉnh đầu tiên ở ĐBSCL công bố thiên tai hạn, mặn