Bộ TT-TT yêu cầu những đơn vị chuyên trách CNTT các bộ ngành, địa phương cần chú trọng triển khai chuyển đổi số dựa trên 6 định hướng và 22 nhiệm vụ cụ thể trong năm 2022.

6 định hướng triển khai chuyển đổi số năm nay

Thu Anh | 09/04/2022, 08:25

Bộ TT-TT yêu cầu những đơn vị chuyên trách CNTT các bộ ngành, địa phương cần chú trọng triển khai chuyển đổi số dựa trên 6 định hướng và 22 nhiệm vụ cụ thể trong năm 2022.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, lấy người dân làm trung tâm

Theo Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Huy Dũng, năm 2020 là năm khởi động nhận thức về chuyển đổi số. Năm 2021 là năm bắt đầu triển khai, trải nghiệm về chuyển đổi số trong bối cảnh đại dịch. Năm 2022 là năm đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng lấy người dân làm trung tâm, toàn dân và toàn diện.

Định hướng xuyên suốt về chuyển đổi số năm 2022 là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, giúp người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số.

Để thúc đẩy, hỗ trợ và hướng dẫn các bộ ngành, địa phương thực hiện chuyển đổi số có những bước đột phá trong năm 2022, ngày 6.3 vừa rồi, Bộ TT-TT đã có văn bản hướng dẫn một số nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy triển khai chuyển đổi số năm 2022.

Theo đó, các đơn vị chuyên trách CNTT các bộ, ngành, địa phương cần chú trọng triển khai chuyển đổi số dựa trên 6 định hướng và 22 nhiệm vụ cụ thể trong năm 2022.

Cụ thể, 6 định hướng, gồm: Phổ cập sử dụng sàn thương mại điện tử cho người dân và các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể; phổ cập sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến, trong đó chú trọng hướng dẫn người dân chủ động sử dụng các nền tảng số phục vụ việc học tập, ôn luyện các môn học về khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, kỹ năng số, kỹ năng mềm; phổ cập sử dụng nền tảng số hỗ trợ tư vấn sức khỏe cá nhân, kết nối trực tiếp giữa người dân với bác sĩ theo quy định của pháp luật, sử dụng nền tảng số hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa của các bệnh viện; phổ cập sử dụng nền tảng số khác phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân như liên lạc, giải trí, du lịch, đi lại, ăn uống và bảo đảm ATTT mạng; phổ cập sử dụng dịch vụ công trực tuyến do cơ quan chính quyền các cấp cung cấp cho người dân, doanh nghiệp; phổ cập sử dụng nền tảng số phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

6-dinh-huong-trien-khai-chuyen-doi-so-nam-2022.jpg
Đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số - Ảnh: Internet

Tập huấn 10.000 cán bộ chuyển đổi số cấp xã

Liên quan đến an toàn thông tin mạng, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chỉ đạo cần thực hiện "2 nguyên tắc, 4 giải pháp" nhằm bảo đảm an toàn an ninh mạng. Trong đó, thứ trưởng nhấn mạnh 2 nguyên tắc, gồm hệ thống chưa kết luận bảo đảm an toàn, an ninh mạng chưa đưa vào sử dụng; hệ thống thử nghiệm, có dữ liệu thật thì phải tuân thủ đầy đủ quy định như hệ thống chính thức.

Về tổ công nghệ số cộng đồng, Bộ TT-TT đã ban hành văn bản hướng dẫn, điều phối chung, trong đó nhấn mạnh vai trò nòng cốt của Đoàn Thanh niên. Thứ trưởng Dũng đánh giá cao mô hình triển khai thành công của Lạng Sơn khi đã thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng tại 11/11 huyện, 200/200 xã với hơn 1.700 tổ, hơn 6.000 thành viên tham gia.

Tại Chương trình bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số năm 2022 dành cho lãnh đạo đơn vị chuyên trách CNTT, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Bộ TT-TT trong năm 2022 là bồi dưỡng, tập huấn 10.000 cán bộ chuyển đổi số cấp xã để làm hạt nhân triển khai chuyển đổi số tới tận cấp xã. Các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ phù hợp, phối hợp với Bộ TT-TT triển khai chương trình đào tạo tới 10.000 cán bộ.

Sắp tới, Bộ TT-TT sẽ khai trương Nền tảng học trực tuyến đại trà mở (MOOC), sẽ đưa video clip nội dung các lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức, tập huấn kỹ năng lên nền tảng này. Bộ đang tiếp tục hoàn thiện, ban hành quy trình đăng ký, quy chế sử dụng và sẽ sớm thông báo về việc kích hoạt tài khoản đến các cơ quan, đơn vị liên quan…

Bài liên quan
Thúc đẩy sử dụng nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới, tăng cường chuyển đổi số
Thúc đẩy sử dụng nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới để chuyển đổi số, tăng cường hiệu quả quản lý công việc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
6 định hướng triển khai chuyển đổi số năm nay