Hôm 8.4, Liên minh châu Âu (EU) đã nhắm mục tiêu vào các ví tiền mã hóa, ngân hàng, tiền tệ và tài sản tín thác vào gói lệnh trừng phạt Nga thứ 5 nhằm bịt các lỗ hổng tiềm ẩn có thể cho phép người Nga chuyển tiền ra nước ngoài.

EU nhắm mục tiêu ví tiền mã hóa, ngân hàng, tiền tệ trong gói lệnh trừng phạt Nga thứ 5

Sơn Vân | 08/04/2022, 23:14

Hôm 8.4, Liên minh châu Âu (EU) đã nhắm mục tiêu vào các ví tiền mã hóa, ngân hàng, tiền tệ và tài sản tín thác vào gói lệnh trừng phạt Nga thứ 5 nhằm bịt các lỗ hổng tiềm ẩn có thể cho phép người Nga chuyển tiền ra nước ngoài.

Sau cuộc tấn công vào Ukraine của Nga vào ngày 24.2, các sàn giao dịch tiền mã hóa tại EU đã được yêu cầu áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm ngăn chặn các giao dịch từ các cá nhân bị nhắm mục tiêu, nhưng có những lo ngại rằng lỗ hổng vẫn còn.

Vào ngày 8.4, EU cho biết đang mở rộng lệnh cấm gửi tiền vào ví tiền mã hóa.

Ủy ban điều hành châu Âu thông báo: "Điều này sẽ góp phần đóng các lỗ hổng tiềm ẩn".

Ví tiền mã hóa là thiết bị, phương tiện vật lý, chương trình hoặc dịch vụ lưu trữ các khóa công cộng, khóa riêng tư và có thể được sử dụng để theo dõi quyền sở hữu, nhận hoặc chi tiêu các loại tiền mã hóa như bitcoin.

EU cũng đang cấm bán tiền giấy và chứng khoán có thể chuyển nhượng, chẳng hạn như cổ phiếu, mệnh giá bằng bất kỳ loại tiền chính thức nào của các nước thành viên EU cho Nga và Belarus.

EU cũng xác nhận lệnh cấm giao dịch hoàn toàn với 4 ngân hàng Nga, bao gồm cả VTB, chiếm 23% thị phần trong lĩnh vực ngân hàng Nga.

EU cho biết các ngân hàng này đã bị loại khỏi SWIFT (Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu) và giờ đây sẽ bị đóng băng tài sản để cắt hoàn toàn khỏi các thị trường EU.

Ngoài ra còn có lệnh cấm liên quan tài sản tín thác khiến những người Nga giàu có khó cất giữ tài sản của mình ở EU.

eu-ra-lenh-trung-phat-moi-ngan-nguoi-nga-chuyen-tien-ra-nuoc-ngoai.jpg
EU đã nhắm mục tiêu vào các ví tiền mã hóa, ngân hàng, tiền tệ và tài sản tín thác vào gói lệnh trừng phạt Nga thứ 5

Trước đó, EU thông báo thông qua lệnh cấm vận than đá Nga.

Đang giữ vị trí chủ tịch Hội đồng châu Âu, Pháp cho biết gói trừng phạt đã được Ủy ban các đại diện thường trực của EU thông qua và dự kiến có hiệu lực từ đầu tháng 8.2022.

EU còn cấm xuất khẩu hàng hóa trị giá 10,9 tỉ USD sang Nga, trong đó có sản phẩm công nghệ cao.

Đây là động thái trừng phạt đầu tiên được EU ban hành nhắm vào lĩnh vực năng lượng với Nga mặc dù khối vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung từ nước này.

Theo số liệu thống kê, các quốc gia EU đã nhập khẩu 45% lượng than từ Nga, trị giá 4,35 tỉ USD mỗi năm.

Hơn nữa, Nga đang cung cấp 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu. Khoảng 25% nguồn dầu mỏ cho châu Âu cũng đến từ Nga.

Ngoài các lệnh trừng phạt trên, EU hiện chưa đưa ra biện pháp nào nhằm cấm vận khí đốt Nga. Để giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga, EU và Mỹ đã cũng ký thỏa thuận cung cấp thêm khí đốt.

Mỹ cho biết sẽ làm việc với các đối tác quốc tế, cố gắng đảm bảo ít nhất 15 tỉ mét khối khí hóa lỏng (LNG) cho thị trường EU vào năm 2022 và tiếp tục tăng trong tương lai.

Phát biểu trước Duma quốc gia (Hạ viện) hôm 7.4, Thủ tướng Mikhail Mishustin nói Nga đang phải đối mặt với tình huống khó khăn nhất trong 3 thập kỷ do các lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây.

"Không còn nghi ngờ gì nữa, tình hình hiện tại có thể được coi là khó khăn nhất trong 3 thập kỷ qua với Nga. Các biện pháp trừng phạt như vậy đã không còn được sử dụng ngay cả trong thời kỳ đen tối nhất của Chiến tranh Lạnh", ông Mikhail Mishustin cho hay.

Dù vậy, Thủ tướng Mikhail Mishustin khẳng định nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Nga khỏi nền kinh tế toàn cầu sẽ thất bại. “Hệ thống tài chính của Nga, huyết mạch của toàn bộ nền kinh tế đã được giữ vững. Thị trường chứng khoán và đồng rúp đang ổn định", ông Mishustin nói.

Theo ông Mikhail Mishustin, Nga cần ít nhất 6 tháng để tái thiết nền kinh tế. Ông cho biết chính phủ Nga đang làm tất cả biện pháp có thể để hỗ trợ các doanh nghiệp, thiết lập chuỗi sản xuất mới và kích thích việc làm.

Bài liên quan
Phát hiện nhiều tàu chở dầu Nga tắt hệ thống nhận dạng tự động, tránh lệnh trừng phạt
Theo dữ liệu vị trí từ Windward, các tàu chở dầu Nga đã tắt hệ thống theo dõi của họ ít nhất 33 lần vào tuần trước. Windward cho biết con số này cao hơn gấp đôi so với mức trung bình hàng tuần là 14 trong năm qua.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU nhắm mục tiêu ví tiền mã hóa, ngân hàng, tiền tệ trong gói lệnh trừng phạt Nga thứ 5