Mục tiêu từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, hàng hóa tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống có nguồn gốc, xuất xứ, bảo đảm chất lượng, có tem nhãn, bao bì... chiếm trên 90%.

90% hàng hóa tại chợ đầu mối, chợ truyền thống sẽ có tem nhãn

tuyetnhung | 21/06/2019, 21:15

Mục tiêu từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, hàng hóa tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống có nguồn gốc, xuất xứ, bảo đảm chất lượng, có tem nhãn, bao bì... chiếm trên 90%.

Sở Công Thương Hà Nội cho biết từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội tập trung xây dựng thêm 6 chợ đầu mối cấp vùng, nâng tổng số lên là 8 chợ đầu mối, với diện tích từ 20-30 ha/chợ.

Hàng hóa tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống có nguồn gốc, xuất xứ, bảo đảm chất lượng, có tem nhãn, bao bì... chiếm trên 90%. Chợ đầu mối không chỉ tập trung ở khu vực cận đô mà còn phát triển ở các huyện có tiềm năng về sản xuất, hạ tầng giao thông đồng bộ kết nối với nội đô và các vùng phụ cận

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ nông sản của người dân Thủ đô khá lớn, trung bình mỗi năm khoảng 890.000 tấn gạo, 139.000 tấn thịt lợn, 42.000 tấn thịt gà, 900 triệu quả trứng, 54.000 tấn thủy hải sản tươi sống và chế biến, 900.000 tấn rau các loại...

Tuy nhiên, mới có 20% các loại nông sản, thực phẩm tại Hà Nội được phân phối qua hệ thống các siêu thị, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện ích… 80% còn lại được phân phối, tiêu thụ thông qua các chợ đầu mối (kiểu cũ), chợ dân sinh, khiến việc kiểm soát an toàn thực phẩm gặp khó khăn.

Ngoài 2 chợ đầu mối cấp 1 là chợ đầu mối nông sản Minh Khai và chợ đầu mối phía Nam đang hoạt động, Hà Nội còn có hệ thống chợ cấp 2 và chợ hoạt động với tính chất chợ đầu mối như chợ Long Biên, chợ cá Yên Sở, chợ gia cầm Hà Vỹ, chợ đêm nông sản Văn Quán, chợ nông sản Bắc Thăng Long…

Chợ đầu mối nông sản không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nguồn cung, mà còn bảo đảm chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm cho 10 triệu dân của Hà Nội. Dù vậy, để phát triển có hiệu quả loại hình kinh doanh này lại là bài toán không dễ.

Hiện nay, hoạt động của các chợ đầu mối và chợ có tính chất đầu mối chưa đáp ứng nhu cầu thực phẩm tiêu dùng của thành phố. Cụ thể, hai chợ đầu mối Minh Khai, chợ phía Nam và chợ Long Biên luân chuyển khoảng 700 tấn nông sản/ngày. Con số này chỉ chiếm khoảng 10% tổng khối lượng nông lâm thủy sản tiêu thụ của toàn thành phố là 7.000 tấn/ngày. Số lượng nông sản còn lại được tiêu thụ qua các chợ nông sản kiểu cũ, chợ dân sinh, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích…

Không chỉ dừng ở việc đáp ứng ở mức độ rất hạn chế tổng khối lượng nông sản cho thành phố, các chợ đầu mối chủ yếu đảm nhận việc tập trung mối hàng từ các tỉnh, thành phố phân phối cho thị trường Hà Nội và một số địa phương lân cận, chưa đảm nhận chức năng xuất khẩu.

Do quy mô nhỏ nên các chợ đầu mối cũng chưa có khả năng điều tiết giá cả thị trường. Đáng chú ý, phần lớn hàng hóa tại các chợ đầu mối chưa thể truy xuất được nguồn gốc khi cần thiết. Điều này dẫn đến những lo ngại về an toàn vệ sinh thực phẩm, thiếu cơ chế thu hút doanh nghiệp.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
90% hàng hóa tại chợ đầu mối, chợ truyền thống sẽ có tem nhãn