Bộ trưởng Tôn giáo Ai Cập Mohammad Mokhtar Gomaa cảnh báo sẽ chống lại các cuộc biểu tình đánh dấu 5 năm biểu tình đòi lật đổ Tổng thống Honis Mubarak và bất kỳ tình trạng bất ổn nào diễn ra cũng sẽ vi phạm luật Hồi giáo, theo truyền thông Ai Cập cho biết.

Ai Cập cấm dân xuống đường kỷ niệm 'mùa xuân Ả Rập'

Một Thế Giới | 09/01/2016, 06:06

Bộ trưởng Tôn giáo Ai Cập Mohammad Mokhtar Gomaa cảnh báo sẽ chống lại các cuộc biểu tình đánh dấu 5 năm biểu tình đòi lật đổ Tổng thống Honis Mubarak và bất kỳ tình trạng bất ổn nào diễn ra cũng sẽ vi phạm luật Hồi giáo, theo truyền thông Ai Cập cho biết.

Ông Mohammad Mokhtar Gomaa cho biết, trong cuộc họp với các quan chức chính phủ nước này, tất cả đều thống nhất rằng duy trì sự ổn định và an ninh là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu.
Ông cũng trích dẫn lời tuyên bố của Grand Mufti, người đứng đầu Ủy ban pháp luật tôn giáo Ai Cập rằng, bất kỳ lời kêu gọi kích động biểu tình hoặc phá hoại nào đều “là một tội ác đầy đủ và bất hợp pháp theo luật Hồi giáo Sharia”, cơ quan ngôn luận nhà nước MENA cho biết.
Cuộc biểu tình đòi lật đổ Tổng thống Honis Mubarak được bắt đầu vào ngày 25.1.2011, kéo dài trong 18 ngày, đã dấy lên hy vọng về một nền dân chủ mới và sự phát triển kinh tế của một đất nước được thống trị bởi những người xuất thân từ quân đội luôn được giới kinh doanh và chính trị ủng hộ.
Chính vì thế, các quan chức Ai Cập lo ngại rằng nếu việc biểu tình này không được ngăn chặn kịp thời thì vấn đề bạo loạn và bất ổn chính trị sẽ lặp lại như 5 năm trước, và đương nhiên nền kinh tế cũng sẽ bị tổn hại.
Đến thời điểm hiện tại tình hình bất ổn ở Ai Cập vẫn còn tồn tại, kể từ khi tướng Abdel Fattah al-Sisi lật đổ Tổng thống được bầu cử tự do đầu tiên của nước này là ông Mohamed Mursi, sau các cuộc biểu tình chống lại sự cai trị của ông này vào năm 2013.
Hiện nay, dưới sự cai trị của Tổng thống al-Sisi thì việc biểu tình mà không có sự cho phép của cảnh sát là bất hợp pháp.
Tổ chức Anh em Hồi giáo Ai Cập đã đứng ra kêu gọi cuộc biểu tình chống lại ông Sisi vào ngày 25.1 tới nhưng không được nhiều người đón nhận. Nhóm này cho rằng đó là một cam kết hoạt động hòa bình.
Các nhóm nhân quyền cáo buộc ông Sisi và chính phủ Ai Cập đã lạm dụng quyền hạn để bắt giữ và tra tấn khoảng 40.000 tù nhân chính trị. Nhưng chính phủ Ai Cập đã phủ nhận những cáo buộc này.
Ai Cập nói tổ chức Anh em Hồi giáo và các nhóm khác như tổ chức khủng bố IS là một mối đe dọa hiện hữu và cần hành động kiên quyết để đánh bại họ.
Chiến dịch tiêu diệt tổ chức khủng bố IS được coi là cuộc đàn áp khốc liệt nhất trong lịch sử Ai Cập cũng đã làm suy yếu tổ chức Anh em Hồi giáo có trụ sở ở bán đảo Sinai nhưng cũng không thể ngăn chặn được sự trở lại của các chiến binh của nhóm này.
Các chiến binh đã tăng cường tấn công vào binh lính và cảnh sát, giết chết hàng trăm người kể từ khi Tổng thống Mursi bị truất phế. Chính quyền Ai Cập gọi đó là một hành động khủng bố.
Thiên Kim (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu 4 Ủy viên Bộ Chính trị
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ai Cập cấm dân xuống đường kỷ niệm 'mùa xuân Ả Rập'