Ngày 27.6 (giờ địa phương), Thủ tướng Anh David Cameron phát biểu trước Hạ viện khẳng định Anh rời EU nhưng sẽ không quay lưng với EU. Trong khi đó, 38 lãnh đạo cấp cao của Công đảng đối lập đã từ chức để phản đối Chủ tịch Công đảng Jeremy Corbyn "tham quyền cố vị".
Tranh cãi về điều 50 Hiệp ước Lisbon
Reuters đưa tin ngày 27.6 (giờ địa phương), Thủ tướng David Cameron đã phát biểu trước Hạ viện Anh về điều 50 của Hiệp ước Lisbon về Liên minh châu Âu(quy định quy trình rời khỏi EU của nước thành viên EU).
Ông khẳng định: “Chính phủ Anh sẽ không viện dẫn điều 50 vào lúc này… Đây là quyết định về chủ quyền, liên quan đến Anh và chỉ có Anh mới đưa ra quyết định”.
Ông ghi nhận: "Kết quả (trưng cầu ý dân) rất rõ ràng… Sáng nay chính phủ đã đánh giá như thế và quyết định này phải được chấp thuận”.
Ông khẳng định: “Chúng ta rời khỏi EU nhưng chúng ta không quay lưng với châu Âu và cắt đứt với thế giới… Chúng ta cần phải quyết định loại quan hệ nào sắp tới với EU”.
Một số nhà lãnh đạo trong EU muốn chính phủ Anh nhanh chóng thực hiện điều 50 của Hiệp ước Lisbon. Tuy nhiên, Thủ tướng Cameronxác định để chuyện này lại cho người kế nhiệm ông xử lý.
Phát biểu của Thủ tướng David Cameron được đưa ra một ngày trước khi hội nghị thượng đỉnh EU họp tại Brussels. Đây là hội nghị thượng đỉnh EU đầu tiên sau trưng cầu ý dân ở Anh.
AFP dẫn một nguồn tin từ Pháp tiết lộ 27 nước EU đã nhất trí không đàm phán với Anh về quan hệ tương lai giữa Anh và EU chừng nào Anh không viện dẫn điều 50 Hiệp ước Lisbon để khởi động quy trình rời khỏi EU.
Cùng ngày, phát biểu lần đầu tiên sau trưng cầu ý dân, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne khẳng định chỉ một mình Anh mới có thể kích hoạt điều 50 và Anh chỉ làm điều đó khi có cái nhìn rõ ràng về quan hệ tương lai với EU.
Các thành viên Công đảng từchức tập thể
Với Brexit, chính trường Anh màđặc biệt là Công đảngAnh, đã trải qua nhiều biến động. Chủ tịch Công đảngJeremy Corbyn bị chỉ trích kịch liệt vì bất lực trong vận động người dân Anh ở lại EU.
Làn sóngchỉ trích cànggia tăng khiông Corbyn quyết định cách chức ông Hilary Benn, bộ trưởng Ngoại giao thuộc nội các lập sẵn của Công đảng, vì cho rằng ông Benn kêu gọi những ngườikhác chống lại ông.
Ngay sau đó, nội các lập sẵn của Côngđảng đãphản ứng, bắt đầu với sự kiện bàBộ trưởng Y tế của Công đảngHeidi Alexander từ chức.
Đài truyền hìnhCNN và hãng tin BBC giải thích nội các lập sẵn (shadow cabinet) là một hệ thống đặc trưng trong hệ thống chính trị Anh, do đảng đối lập thành lập (hiện tại là Công đảng).
Nội các này gồm cácquan chức cấp cao của đảng đối lập có trách nhiệm theo dõihoạt động chính phủ, chỉ trích các chính sách và đưa ra giải pháp thay thế trong lĩnh vực mình quản lý.
Ví dụ: BàBộ trưởng Y tế của nội các lậpsẵncủaCông đảngHeidi Alexander theo dõi các hoạt động y tế và nếu cần sẽ đưa ra các phát biểu nhắc nhở với bộ trưởng Y tế của chính phủ cầm quyền.
Trong hai ngày 26 và 27.6, số lãnh đạo cấp cao của Công đảngtừ chức đã tănglên đến 38 người.Hành động từ chức tập thể nhằmphản đối ông Corbyn và yêu cầu ông chuyển giao chức chủ tịch đảng.
Theo ông Chris Bryant, một trong những người từ chức, thì ông Corbyn sẽ “đi vào lịch sử với tư cách là kẻ phá hoại Công đảng” nếu ông Corbyn không từ chức.
Ông Corbyn khẳng định không có ý định từ chức và tuyên bố sẽ tổ chức lại nội các đối lập trong 24 giờ tới.
Ông phát biểu với giọng thách đố: “Tôi được hàng trăm ngàn đảng viên bầu lên… Tôi sẽ không phản bội sự tín nhiệm của những người đã bầu tôi, hoặc hàng triệu cử tri toàn quốc cần Công đảng đại diện cho họ. Ai muốn thay đổi lãnh đạo Công đảng sẽ phải bầu cử dân chủ mà tôi sẽ là ứng cử viên”.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu cũng bị liên lụy
Không chỉ có giới chính trị Anh, Chủ tịch Ủy ban châu ÂuJean-Claude Juncker cũng đã nhận phải chỉ trích cũng như những lời kêu gọi từ chức vì không thuyết phục Anh ở lại EU.
Lubomir Zaoralek, ngoại trưởng Cộng hòa Czech, đã gọi ông Juncker là “một biểu tượng tiêu cực”. Phát biểu trên đài truyền hình Czech, ông Lubomir cho biết: “Theo ý tôi thì ông Juncker không phù hợp với vị trí chủ tịch Ủy ban châu Âu.Và chúng tôi phải truy cứu ai chịu trách nhiệm cho Brexit”.
Hiện tại, ông Juncker vẫn khẳng định mình sẽ không từ bỏ chức vụ.
Ngày 26.6, lãnh đạo các nước EU đã chấp nhận rằng việc đàm phán cho Anh rời EU sẽ phải dời lại khá lâu khi Anh đang chìm trong khủng hoảng. Lãnh đạo 27 nước đều thống nhất rằng việc đàm phán sẽ khó bắt đầu khi mà Anh chưa chọn được thủ tướng mới.
Cẩm Bình