Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), về đầu tư trực tiếp của nước ngoài, từ đầu năm đến thời điểm 20.4 cả nước thu hút được 697 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 5,8 tỉ USD, tăng 55,6% về số dự án và tăng 89,9% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015.

4 tháng đầu năm, vốn FDI đạt 5,8 tỉ USD

Trí Lâm | 28/04/2016, 12:33

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), về đầu tư trực tiếp của nước ngoài, từ đầu năm đến thời điểm 20.4 cả nước thu hút được 697 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 5,8 tỉ USD, tăng 55,6% về số dự án và tăng 89,9% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015.

Cũng theo báocáo,còncó 314 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký tăng vốn với số vốn tăng thêm đạt 1.804 triệu USD. Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 6,9 tỉ USD,tăng 85% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thựchiện 4 tháng đầu năm ước tính đạt 4,7 tỉ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong 4 tháng đầu năm nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 5,24 tỉ USD, chiếm 76,2% tổng vốn đăng ký; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ đạt 334,6 triệu USD, chiếm 4,9%; ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy đạt 242,5 triệu USD, chiếm 3,5%; các ngành còn lại đạt 1,62 tỉ USD, chiếm 15,4%.

Cả nước có 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tưtrực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong 4 tháng đầu năm, trong đóHải Phòng có số vốn đăng ký lớn nhất với 1,6 tỉ USD, chiếm 31,3%tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hà Nội 595,5 triệu USD, chiếm 11,7%;Bình Dương 329 triệu USD, chiếm 6,5%; Bắc Ninh 309,3 triệu USD, chiếm 6,1%; Đồng Nai 268,9 triệu USD, chiếm 5,3%; Tiền Giang 236,5 triệu USD, chiếm 4,7%; TP.Hồ Chí Minh 222,6 triệu USD, chiếm 4,4%.

Trong số 45 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam4 tháng đầu năm, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 2,48 tỉ USD, chiếm 48,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Singapore502,1 triệu USD, chiếm 9,9%; Đài Loan 430,1 triệu USD, chiếm 8,5%; Nhật Bản 307 triệu USD, chiếm 6%; Malaysia 248,1 triệu USD, chiếm 4,9%; Hồng Công (TQ) 195,6 triệu USD, chiếm 3,8%; Trung Quốc 177,5 triệu USD, chiếm 3,5%.

Trí Lâm
Bài liên quan
Dịch vụ chất lượng của VietinBank giúp doanh nghiệp FDI 'cất cánh'
Bằng chiến lược phát triển toàn diện, dịch vụ, giải pháp hiện đại, chất lượng, VietinBank khẳng định vị thế là ngân hàng được nhiều doanh nghiệp FDI tin tưởng lựa chọn hợp tác để phát triển và mở rộng thị trường tại Việt Nam. Tiếp tục duy trì đà phát triển hoạt động FDI, VietinBank hướng tới mục tiêu mở rộng danh mục khách hàng, tăng trưởng quy mô trên 20% trong năm 2025.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Kiểm tra phải nêu bật kết quả, chỉ ra hạn chế và giải pháp khắc phục
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 23.2, tại TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng đoàn kiểm tra số 1908 đã chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
4 tháng đầu năm, vốn FDI đạt 5,8 tỉ USD