Không biết mình đạp phải chiếc dằm gỗ, đến khi thấy chân sưng phù, ông T. đến khám và điều trị tại một bệnh viện chuyên khoa ở TP.HCM, nhưng suốt hơn 5 tháng điều trị ở đây vẫn không hết sưng vì bác sĩ không phát hiện chiếc dằm gỗ nằm ở kẽ ngón chân.

5 tháng điều trị, bác sĩ vẫn không thấy chiếc dằm gỗ ở kẽ chân

Hồ Quang | 17/07/2018, 19:09

Không biết mình đạp phải chiếc dằm gỗ, đến khi thấy chân sưng phù, ông T. đến khám và điều trị tại một bệnh viện chuyên khoa ở TP.HCM, nhưng suốt hơn 5 tháng điều trị ở đây vẫn không hết sưng vì bác sĩ không phát hiện chiếc dằm gỗ nằm ở kẽ ngón chân.

Ông N.V.T. (66 tuổi, ngụLong An) có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) trong tình trạng bàn chân phải sưng to, đặc biệt mu chân ngón I và II phải đau nhức liên tục.

Theo người nhà của ông T. thì bệnh nhân thì sau khi phát hiện bàn chân phải sưng đau, gia đình đã đưa ông đến một bệnh viện chuyên khoa trên địa bàn TP.HCM để điều trị. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán ông T.nhiễm trùng bàn chân phải và cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh.

Sau đó, ông T. thấy bàn chân sưng lại và tái khám nhiều lần, được dùng kháng sinh liên tục nhưng vẫn có cảm giác cộm trong bàn chân phải.

Sau thời gian hơn 5 tháng điều trị tại đây, tình trạng sưng vẫn không giảm mà còn gây đau nhức nhiều hơn, đặc biệt mu chân ngón I và II đau nhức liên tục nên gia đình chuyển ông đến Bệnh viện Nhân dân 115.

Chiều 17.7 bác sĩ Võ Tuấn Khoa - Khoa Nội tiết, Bệnh viện Nhân Dân 115 (TP.HCM) cho biết, các bác sĩ ở đây đã tìm ra nguyên nhân gây sưng, đau nhức bàn chân phải của ông T. suốt 5 tháng qua là chiếc dằm gỗ nằm ở kẽ ngón chân và đã được các bác sĩ lấy ra ngoài.

“Sau khi lấy cây dằm xong, tình trạng bàn chân cải thiện hẳn, bớt sưng, bớt đau nhức và xuất viện sau 10 ngày nằm viện”, bác sĩ Khoa cho hay.

Bác sĩ Khoa cho biết, trước đó khi bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện, các bác sĩ ghi nhận bàn chân phải của bệnh nhânsưng đỏở kẽ ngón I và II. Bệnh nhân được tiến hành chụp Xquang bàn chân 2 bên thì không ghi nhận dị vật hay tổn thương, siêu âm doppler mạch máu chi dưới không tắc hẹp, CRP 1.19 mg/dL.

Bệnh nhân được điều trị nội khoa. Sau khi nhập viện 1 ngày, bệnh nhân được đánh giá vết thương và bác sĩ điều trị quyết định rạch ở kẽ ngón I và II chân phải.

Khi rạch ra, tiến hành nặn ở lỗ mở, thấy có một cấu trúc màu trắng như mủ nhưng sờ thấy chắc. Tiếp tục lau sạch thì phát hiện đó là một cây dằm gỗ.

Qua trường hợp trên, bác sĩ Khoa khuyến cáo các nhân viên y tế cần phải hỏi kỹ bệnh sử, nếu cần có thể hỏi nhiều lần. Ngoài ra, cần khám và thăm dò bàn chân một cách cẩn thận để phát hiện các thương tổn có thể bị bỏ sót.

Đối với những bệnh nhân bị đái tháo đường, bị mất cảm giác đau do biến chứng thần kinh ở chân, do vậy có thể giẫm (đạp) vào dị vật mà không biết. Vì vậy, người bệnh đái tháo đường nên bỏ thói quen đi chân không, luôn mang giày dép để tránh giẫm các dị vật và nên kiểm tra bên trong giày dép xem có dị vật gì không trước khi mang.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
5 tháng điều trị, bác sĩ vẫn không thấy chiếc dằm gỗ ở kẽ chân