Con số được đưa ra từ một cuộc nghiên cứu sơ bộ vào ngày 12.03 này chỉ mang tính ước lượng bởi vì các nhà kinh tế không có đủ dữ liệu để đem lại tính toán chính xác. Tuy nhiên, việc một tổ chức như Ngân hàng Thế giới quan tâm đến bài toán này có ý nghĩa quan trọng hơn cả bản thân đáp số. 

Ấn Độ thất thoát 31 tỉ USD mỗi năm vì kỳ thị đồng tính

Một Thế Giới | 04/04/2014, 08:27

Con số được đưa ra từ một cuộc nghiên cứu sơ bộ vào ngày 12.03 này chỉ mang tính ước lượng bởi vì các nhà kinh tế không có đủ dữ liệu để đem lại tính toán chính xác. Tuy nhiên, việc một tổ chức như Ngân hàng Thế giới quan tâm đến bài toán này có ý nghĩa quan trọng hơn cả bản thân đáp số. 

An Do that thoat 31 ti USD moi nam vi ky thi dong tinh
 Trụ sở chính của Ngân Hàng Thế Giới (Nguồn Internet)
Nếu các tổ chức phát triển quyết định ưu tiên hóa quyền LGBT (đồng tính nam - nữ, song tính, chuyển giới) — đồng thời có năng lực điều chỉnh hàng tỉ đô la được rót vào hằng năm - thì các nhà hoạt động quyền LGBT có thể sẽ có được những đồng minh quyền lực hơn hẳn những đồng minh vốn chuyên hoạt động về nhân quyền bấy lâu nay.
Ngân Hàng Thế Giới thực ra không phải là tổ chức phát triển đầu tiên tham gia bảo vệ quyền LGBT: Cơ quan Phát triển Hoa Kì (US AID), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, và các cơ quan phát triển của hàng loạt chính phủ Châu Âu đều đã bước chân vào tiến trình này. Nhưng tầm cỡ và quy mô của Ngân Hàng Thế Giới đồng nghĩa với một uy lực đủ sức dịch chuyển xu hướng phát triển toàn cầu - hằng năm tổ chức này cho vay 35 tỉ đôla Mỹ, và đóng vai trò trung tâm nghiên cứu cho các tổ chức phát triển.
Có một diễn đàn về quyền lợi LGBT tại Ngân Hàng Thế Giới sẽ "đem lại một ảnh hưởng to lớn ... trong việc truyền bá về vấn đề này," trích lời Luiz Loures, trợ lý tổng thư kí Liên Hiệp Quốc và phó giám đốc UNAIDS. Các tổ chức tương tự tổ chức của ông Loures đến giờ chỉ mới đưa ra được lí do nhân quyền và sức khỏe cộng đồng; những người như ông Loures tin rằng đề cập đến đồng đôla có thể giúp mang lại nhiều ưu thế. 
An Do that thoat 31 ti USD moi nam vi ky thi dong tinh
Nhưng đưa ra lập luận kinh tế nhằm quảng bá quyền LGBT không phải là chuyện đơn giản, phần vì không có dữ liệu đáng tin cậy nhằm xác định số lượng người LGBT ở hầu hết các quốc gia, đó là chưa nói đến khảo sát trải nghiệm của họ. Hiện nay không có một hệ thống điều tra dân số dựa theo xu hướng tình dục hoặc bản dạng giới - và ở Ấn Độ có rất nhiều khái niệm địa phương về bản dạng giới và xu hướng tình dục, những khái niệm không thật sự nhất quán với định nghĩa LGBT. Chính vì thế, chủ nhân của cuộc khảo sát, nhà kinh tế học Lee Badgett từ đại học Massachusetts, đã phải tự lấp các lỗ trống, đôi khi dựa vào dữ liệu từ các cuộc khảo sát ở Mỹ và châu Âu. Bà đưa ra hai ước lượng dựa trên các giả định khác nhau về số người LGBT ở Ấn Độ - một giả định 0.6% dân số, một giả định 3.8% - và thấy rằng nền kinh tế Ấn Độ thất thoát một khoảng tương đương 0.1% đến 1.7% GDP.
Badgett cho rằng đây là một ước lượng dè dặt, và dù vậy đó vẫn là một con số đáng kể. "Anh giảm bấy nhiêu GDP, anh có thể nói rằng nền kinh tế bị thụt lùi," bà nhấn mạnh.
An Do that thoat 31 ti USD moi nam vi ky thi dong tinh
Cộng đồng LGBT biểu tình tại Ấn Độ (Nguồn Internet) 
Badgett đưa ra nhiều giả thiết về các tác hại của kỳ thị đồng tính. Nhân tố rõ rệt nhất chính là chi phí y tế tăng cao: nếu sự kì thị khiến người LGBT né tránh các dịch vụ y tế, tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS có thể gia tăng. Sự kì thị cũng góp phần dẫn đến trầm cảm và những bệnh tâm thần khác, khiến người lao động LGBT giảm năng suất. Và nếu nạn phân biệt đối xử khiến người LGBT không có việc làm hoặc phải làm công việc trả lương thấp, nền kinh tế đánh mất giá trị toàn phần sức lao động của họ. 
Lập luận kinh tế này có nhiều điểm tương đồng với quan điểm từng được dùng để đề cao vai trò của phụ nữ trong những năm 70 và 80, bà Amy Lind, hiện đang nghiên cứu chính sách phát triển tại đại học Cincinnati, cho biết. Nhưng lập luận bảo vệ quyền phụ nữ ít gây tranh cãi hơn quyền LGBT, bà nói, vì các tổ chức phát triển vốn dĩ đã hiểu được đóng góp kinh tế của phụ nữ ngay từ trong gia đình họ. 
Ngược lại, người LGBT vốn luôn vắng mặt trong các cuộc bàn luận kinh tế cho đến gần đây, và nhiều quốc gia nhận đầu tư từ các tổ chức như Ngân Hàng Thế Giới thì lại tội phạm hóa đồng tính. Một ví dụ cụ thể là Ấn Độ: với quyết định tái hình sự hóa đồng tính, và 64% người Ấn Độ cho rằng đồng tính là không thể bào chữa theo một khảo sát toàn cầu. 
An Do that thoat 31 ti USD moi nam vi ky thi dong tinh
Và liệu Ngân Hàng Thế Giới sẽ ủng hộ tiến trình này đến mức độ nào vẫn là một câu hỏi mở. Vào ngày 27.02, Ngân Hàng Thế Giới đã hoãn 90 triệu đôla Mỹ tiền vay chăm sóc sức khỏe cho Uganda ngay sau khi quốc gia này thông qua đạo luật phạt tù chung thân người đồng tính và hình sự hóa các hoạt động tuyên truyền LGBT. Giám đốc Ngân Hàng Jim Yong Kim đồng thời cũng viết một bài báo trên tờ Washington Post tuyên bố rằng kì thị người LGBT — giống như những loại hình kì thị khác — "có hại cho loài người và xã hội" và "có hại cho nền kinh tế."
Nhưng sau đó ông ngừng tham gia tìm hiểu về thiệt hại kinh tế của việc kì thị đồng tính vì vấn đề này "bất ngờ xuất hiện trong cuộc thảo luận nội bộ" với ban điều hành ngân hàng, trích lời một phát ngôn viên.
"Cuộc thảo luận này vấp phải sự phản đối nội bộ gay gắt hơn hẳn dự kiến của tôi", ông Fabrice Houdart, giám đốc hiệp hội nhân viên đồng tính nam và nữ của Ngân Hàng Thế Giới cho biết.
An Do that thoat 31 ti USD moi nam vi ky thi dong tinh
Ảnh Internet 
Và không phải tất cả các nhà hoạt động vì quyền LGBT đều hào hứng với việc Ngân Hàng Thế Giới đầu tư vào quyền LGBT. Ở nhiều nơi trên thế giới, Ngân Hàng bị xem như một vũ khí của chủ nghĩa thực dân phương Tây và có vai trò kéo dài sự nghèo đói.
Cựu giám đốc mảng LGBT của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Scott Long, trình bày góc nhìn này trong một bài blog trước ngày cuộc thảo luận diễn ra.
"Trong hai mươi lăm năm qua, Ngân Hàng Thế Giới về bản chất đã không ngừng thúc đẩy một chính sách duy nhất đối với các quốc gia đang phát triển: tư hữu hóa, cắt giảm khu vực hành chính công, nuôi dưỡng một nền kinh tế xuất siêu (khiến các nước nghèo trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu thô cho các quốc gia công nghiệp hóa phía Bắc, và do vậy không phát triển nền công nghiệp và thị trường riêng)", Long viết. "Cái nghèo được khuếch tán chứ không phải sự phát triển... Ca ngợi sự can thiệp của Ngân Hàng Thế Giới trong vấn đề quyền LGBT ở châu Phi mà quên đi lịch sử này thì giống như ca ngợi sự quan tâm ân cần Putin dành cho người Nga ở Crimea, mà hoàn toàn quên đi những người Ukrainie ở kế bên".
Nguyên Phong (theo BuzzFeed)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ thất thoát 31 tỉ USD mỗi năm vì kỳ thị đồng tính