Ấn Độ - Từ ‘khu ổ chuột’ trở thành ‘Quốc gia khởi nghiệp’
T.N.L|12/01/2021, 08:00
Không còn là đất nước của những khu ổ chuột nghèo nàn, Ấn Độ đã trở thành một quốc gia mới nổi về công nghệ thông tin với nền kinh tế quy mô 10.000 tỷ USD, lớn thứ ba thế giới.
Ấn Độ từng bị các học giả châu Âu đánh giá là một nền văn hóa làng quê lạc hậu, thụ động và không thể tạo động lực cho tiến bộ xã hội. Thế nhưng với những nỗ lực không ngừng, Ấn Độ đã phá vỡ định kiến và từng bước vươn lên trở thành một trong những quốc gia khởi nghiệp trẻ nhất. Đây không còn là đất nước của những khu ổ chuột nghèo nàn, mà trở thành một quốc gia mới nổi về công nghệ thông tin với nền kinh tế quy mô 10.000 tỷ USD, lớn thứ ba thế giới.
Thanh niên vẫn luôn được coi là thành phần cơ bản nhất của dân số quốc gia và là xương sống của sự phát triển đất nước. Bằng năng lượng, đam mê và tri thức họ chính là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội.
Tại Ấn Độ, một quốc gia từng rơi vào tận cùng của bần hàn, ô nhiễm, bạo lực, ma túy và dịch bệnh… nhưng đã hồi sinh thần kỳ nhờ một thế hệ thanh niên có khát khao và nỗ lực học tập để cạnh tranh với thế giới trong mọi lĩnh vực. Bằng cách hưởng ứng tinh thần khuyến học, phấn đấu rèn luyện cao độ, nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo mạnh mẽ và chọn theo đuổi con đường khởi nghiệp, thế hệ trẻ đã tạo nên sự bùng nổ của những công ty công nghệ mới trên toàn lãnh thổ Ấn Độ.
Tư duy khởi nghiệp được lan tỏa trong tầng lớp thanh niên Ấn Độ và được coi là lựa chọn nghề nghiệp khả thi và đáng tin cậy hơn là công việc làm thuê.
Thanh niên Ấn Độ chọn khởi nghiệp như là phương tiện để đạt được mục tiêu của bản thân và vươn đến thành tựu. Họ đồng thời là những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro là những người có khả năng hiện thực hóa những ý tưởng táo bạo và biết tận dụng cơ hội. Do vậy, người ta nhìn thấy ở các nhà sáng lập trẻ của các công ty khởi nghiệp Ấn Độ có niềm đam mê, học hỏi không ngừng, và mạnh dạn dấn thân với khát vọng tạo ra một xã hội khác biệt. Nhiều người trẻ đã từng làm việc trong môi trường doanh nghiệp ổn định, có lương cao nhưng họ vẫn chấp nhận thoát khỏi môi trường hạn chế sáng tạo để lập nghiệp, khẳng định giá trị của bản thân và tự tạo ra những gì của riêng mình.
Trong những thập niên gần đây, xã hội Ấn Độ đã có sự thay đổi đáng chú ý trong nhận thức. Những câu chuyện thành công về những lần thoát vốn thành công đáng chú ý và những công ty kỳ lân (công ty khởi nghiệp có vốn từ 1 tỷ USD trở lên) đầu tiên của Ấn Độ đã nhận được nhiều sự chú ý của truyền thông. Sau đó, một số nhà sáng lập đã trở thành "anh hùng khởi nghiệp" của Ấn Độ, đóng góp vào việc xây dựng hình ảnh "sang trọng" và "hấp dẫn" của doanh nghiệp khởi nghiệp đã củng cố tư duy khởi nghiệp như một nghề nghiệp trong xã hội. Nhờ vậy, các công ty khởi nghiệp được mở ra nhanh chóng với những ý tưởng sáng tạo mới mẻ và táo bạo.
Số lượng các công ty khởi nghiệp đang tăng lên đã trở thành mắt xích xã hội quan trọng giúp tạo ra tăng trưởng và việc làm. Thông qua đổi mới và áp dụng công nghệ cao trên diện rộng, các công ty khởi nghiệp còn tạo ra các giải pháp tác động mạnh mẽ, góp phần chuyển đổi kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ngày nay, Ấn Độ tự hào là hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ ba trên thế giới, trở thành "Quốc Gia Khởi Nghiệp" trẻ nhất thế giới với 72% người sáng lập các công ty khởi nghiệp đều có độ tuổi dưới 35, có hơn 7.700 công ty công nghệ, tạo ra trên 1.7 triệu việc làm và là một phần quan trọng trong chính sách phát triển quốc gia Ấn Độ.
Cùng với đó, Chính phủ Ấn Độ đã áp dụng "Chính sách giáo dục quốc gia" để nhằm giúp thanh niên Ấn Độ sẵn sàng cho tương lai trong khi tập trung vào các giá trị quốc gia và mục tiêu quốc gia. Chính sách này đặt nền tảng cho Ấn Độ Mới, Ấn Độ của thế kỷ 21, với trọng tâm là giáo dục và các kỹ năng cần thiết để thanh niên Ấn Độ, đưa đất nước lên tầm cao mới với sự phát triển và trao đổi thêm về quyền lực cho công dân Ấn Độ tiếp cận tối đa các cơ hội.
Trong những thập niên gần đây, xã hội Ấn Độ đã có sự thay đổi đáng chú ý trong nhận thức. Những câu chuyện thành công về những lần thoát vốn thành công đáng chú ý và những công ty kỳ lân (công ty khởi nghiệp có vốn từ 1 tỷ USD trở lên) đầu tiên của Ấn Độ đã nhận được nhiều sự chú ý của truyền thông. Sau đó, một số nhà sáng lập đã trở thành "anh hùng khởi nghiệp" của Ấn Độ, đóng góp vào việc xây dựng hình ảnh "sang trọng" và "hấp dẫn" của doanh nghiệp khởi nghiệp đã củng cố tư duy khởi nghiệp như một nghề nghiệp trong xã hội. Nhờ vậy, các công ty khởi nghiệp được mở ra nhanh chóng với những ý tưởng sáng tạo mới mẻ và táo bạo.
Số lượng các công ty khởi nghiệp đang tăng lên đã trở thành mắt xích xã hội quan trọng giúp tạo ra tăng trưởng và việc làm. Thông qua đổi mới và áp dụng công nghệ cao trên diện rộng, các công ty khởi nghiệp còn tạo ra các giải pháp tác động mạnh mẽ, góp phần chuyển đổi kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ngày nay, Ấn Độ tự hào là hệ sinh thái khởi nghiệp lớn thứ ba trên thế giới, trở thành "Quốc Gia Khởi Nghiệp" trẻ nhất thế giới với 72% người sáng lập các công ty khởi nghiệp đều có độ tuổi dưới 35, có hơn 7.700 công ty công nghệ, tạo ra trên 1.7 triệu việc làm và là một phần quan trọng trong chính sách phát triển quốc gia Ấn Độ.
Cùng với đó, Chính phủ Ấn Độ đã áp dụng "Chính sách giáo dục quốc gia" để nhằm giúp thanh niên Ấn Độ sẵn sàng cho tương lai trong khi tập trung vào các giá trị quốc gia và mục tiêu quốc gia. Chính sách này đặt nền tảng cho Ấn Độ Mới, Ấn Độ của thế kỷ 21, với trọng tâm là giáo dục và các kỹ năng cần thiết để thanh niên Ấn Độ, đưa đất nước lên tầm cao mới với sự phát triển và trao đổi thêm về quyền lực cho công dân Ấn Độ tiếp cận tối đa các cơ hội.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc đã gặp người đứng đầu bộ phận kinh doanh toàn cầu của Nvidia hôm 25.11, trước khi Mỹ dự kiến sẽ gia tăng các hạn chế với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, có thể diễn ra sớm nhất là trong tuần này.
Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là một trong những nhóm giải pháp, nhiệm vụ quan trọng tại Chỉ thị 30 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.