Trong phiên giao dịch ngày 24.6, thị trường chứng khoán đã chứng kiến sắc đỏ bao trùm các bảng điện tử. Thị trường đã giảm và biến động cực mạnh. Đây có thể coi là một trong những phiên giảm tồi tệ nhất của thị trường trong năm nay.

Anh rời EU, chứng khoán Việt Nam giảm cực mạnh

Phan Diệu | 24/06/2016, 21:57

Trong phiên giao dịch ngày 24.6, thị trường chứng khoán đã chứng kiến sắc đỏ bao trùm các bảng điện tử. Thị trường đã giảm và biến động cực mạnh. Đây có thể coi là một trong những phiên giảm tồi tệ nhất của thị trường trong năm nay.

Kết thúc phiên giao dịch 24.6, VN-Index đóng cửa ở mức 620,8 điểm, giảm 11,50 điểm (-1,82%). Chưa kể, trong phiên dịch, VN-Index đã có mức giảm kỷ lục khi giảm đến 35 điểm, trong đó có tới 110 mã giảm sàn.

HNX Index đóng cửa tại mức83,62 điểm, giảm 1,71 (-2%). Trong phiên này, chỉ số HNX 30 cũng đóng cửa tại mức 149,43 điểm, giảm 3,97 điểm (-2,59%).

Trên thị trường UPCoM (thị trườnggiao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết được tổ chức tại HNX), chỉ số UPCoM Index đóng cửa tại mức 56,83 điểm, giảm 1,84 điểm (-3,14%). Thanh khoản đạt 18,68 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 250,04 tỉ đồng.

Thị trường chứng khoán đã chứng kiến sắc đỏ bao trùm bảng điện tử suốt thời gian giao dịch với 224 mã giảm trên sàn HOSE và 190 mã giảm trên sàn HNX. Thị trường đã giảm và biến động cực mạnh trong phiên hôm nay. Đây có thể coi là một trong những phiên giảm tồitệ nhất của thị trường trong năm nay.

Tuy nhiên, sau khi giảm cực mạnh, thị trường đã bật lên đáng kể so với mức đầu giờ chiều và VN-Index cũng lấy lại được ngưỡng hỗ trợ 620 điểm. Giá trị giao dịch tăng gấp 2 lần mức bình quân. Độ rộng thị trường được thu hẹp, đã có 25 mã tăng trần và 40 mã giảm sàn. Giá trị giao dịch cao cho thấy nhiều nhà đầu tư đã hoảng loạn bán ra nhưng cũng có những nhà đầu tư mua vào trong 60 phút cuối phiên giao dịch.

Đặc biệt, trong phiên này, thanh khoản cũng tăng vọt, tổng giá trị giao dịch trên sàn TP.HCM đạt 4.636 tỉ đồng, trong đó giá trị giao dịch thỏa thuận chỉ chiếm một phần nhỏ là 172,88 tỉ đồng.

Thị trường chứng khoán biến động kéo theo các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn bị sụt giảm mạnh trước áp lực bán ra. Dầu khí là nhóm bị tác động nhiều nhất, 2 mã PVD (-6,87%) và GAS (-4,9%) đều không giữ được giá sau đợt tăng mạnh từ đầu năm.

Các mã ngân hàng cũng giảm mạnh, dẫn đầu là VCB, CTG và BID. ACB đóng cửa tại tham chiếu trong khi EIB, MBB và STB giảm nhẹ. Các mã ngành tài chính phi ngân hàng theo đà giảm, dẫn đầu là BVH và PVI. Tiếp theo cổ phiếu ngành sản xuất như HPG, HSG, PAC, BMP, DQC… cùng giảm.

Theo các công ty chứng khoán, phiên giao dịch hôm nay, thị trường chứng khoán Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của kết quả trưng cầu dân ý tại Anh. Việc Anh rời EU khiến thị trường chứng khoán thế giới giảm điểm. Cùng với thị trường chứng khoán thế giới, sự hoảng loạn của thị trường Việt Nam được đẩy lên bởi nhà đầu tư trong nướctận dụng cơ hội để bán ra hàng loạt các cổ phiếu trên sàn.

Do đó, thị trường chứng khoán trong nước chịu áp lực bán tháo rất mạnh trong phiên sáng. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để nhiều nhà đầu tư gom cổ phiếu. Được biết, khối ngoại tích cực mua vào các mã VNM, GAS, PVD, HPG, BVH; trong khi bán ra nhiều HPG, VNM, PVD, DXG và VNS.

“Mọi việc sẽ phụ thuộc vào giá dầu và đồng USD diễn biến ra sao trong những ngày/tuần tới. Nếu giá dầu và đồng USD ổn định và bất ổn không kéo dài thì thị trường sẽ nhanh chóng vượt qua ảnh hưởng của Brexit. Tuy nhiên, trước mắt thị trường cũng sẽ khó lòng tăng.

Trái lại, nếu thị trường tiền tệ và hàng hóa cơ bản vẫn bất ổn kéo dài thì có lẽ thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sẽ đảo chiều và điều chỉnh sâu hơn trong những tuần tới. Do vậỵ, không thể dựa trên động thái ngắn hạn để đưa ra kết luận về xu hướng của thị trường”, Công ty cổ phần chứng khoán TP.HCM (HSC) nhận định.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
một giờ trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Anh rời EU, chứng khoán Việt Nam giảm cực mạnh