Theo báo Guardian, trong cuộc họp tối nay 22.3 tại Brussels, Thủ tướng Anh Theresa May sẽ vận động nhà lãnh đạo các nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) vạch trần và trục xuất những điệp viên Nga giả dạng làm quan chức ngoại giao ở nước họ, nhằm đập tan mạng lưới do thám của Điện Kremlin ở châu Âu.

Anh vận động giới lãnh đạo EU xác minh những điệp viên Nga 'giấu mặt'

Trần Trí | 23/03/2018, 18:00

Theo báo Guardian, trong cuộc họp tối nay 22.3 tại Brussels, Thủ tướng Anh Theresa May sẽ vận động nhà lãnh đạo các nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) vạch trần và trục xuất những điệp viên Nga giả dạng làm quan chức ngoại giao ở nước họ, nhằm đập tan mạng lưới do thám của Điện Kremlin ở châu Âu.

Đây sẽ là động thái mới nhất của Anh, từ vụ cựu đại tá tình báo quân đội Nga (GRU) Sergey Skripal (làm điệp viên cho Anh)và con gái ông là Yulia đã bị đầu độc hôm 4.3 tại thành phố Salisbury (Anh). Cả hai cha con đang được điều trị tại một bệnh viện, nhưng trong tình trạng nguy kịch.

Anh nhanh chóng đổ lỗi cho Nga về vụ đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok (do Liên Xô sản xuất), dù chưa cung cấp bất cứ bằng chứng nào cho thấy Nga dính líu.Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố cáo buộc trên là ngớ ngẩn, đồng thời nhấn mạnh Moscow đã tiêu hủy hết vũ khí hóa học, không còn sở hữu Novichok.

Vụ đầu độc đã khiến Thủ tướng May tuyên bố trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga như biện pháp trả đũa. Ngày 20.3, nhóm ngoại giao này đã rời London về Moscow. Đây được xem là vụ trục xuất lớn nhất của Anh nhằm vào đoàn ngoại giao nước ngoài trong nhiều thập niên qua.

Đáp lại, Moscow cũng trục xuất 23 nhà ngoại giao Anh tại Nga, đóng cửa Tổng lãnh sự quán Anh ở St.Petersburg và chấm dứt hoạt động của Hội đồng Anh ở Nga.

Anh muốn EU tích cực phát hiện điệp viên Nga "giấu mặt"

Theo báo Guardian, trong bữa ăn tối làm việc của Hội đồng châu Âu tối 22.3 tại Brussels, bà May sẽ đề nghị lãnh đạo các nước EU xem xét cách phản ứng của chính phủ London đối với vụ đầu độc cha con điệp viên hai mang Skripal, và bà sẽ đề nghị họ có những biện pháp xử lý riêng.

Tờ báo cho biết bà May sẽ nhấn mạnh việc Nga sử dụng chất độc thần kinh Novichok là vi phạm Công ước cấm vũ khí hóa học (CWC).Các quan chức Anh đã thông báo với những nước đồng minhvề thành phần chính xác của Novichok, để chuyên viên của mỗi nước tự kết luận.

Một quan chức cấp cao ở số 10 phố Downing (tức Phủ Thủ tướng Anh) nói: “Sự không tôn trọng luật pháp quốc tế cùng các chuẩn mực rõ ràng đe dọa nền tảng dân chủ tiên tiến, xã hội mở và nền kinh tế tự do của chúng ta. Mối đe dọa từ việc Nga không tôn trọng các vùng biên giới và như vậy chúng ta đều bị nguy hiểm”.

Vẫn theo báo Guardian, trong nhữngtuần tới, Anh sẽ thúc đẩy các nước có những động thái trục xuất điệp viên Nga giả dạng quan chức ngoại giao.Phủ Thủ tướng Anh tin tưởng biện pháp này sẽ hạn chế tối đa khả năng tình báo của Nga, và đang xem xét trục xuất thêm nữa, nếu phát hiện được thêm các điệp viên Nga chưa bị lộ.

Một quan chức cấp cao ở Quốc hội Anh cho biết: Nga “tự thể hiện là một đối thủ chiến lược, không phải là một đối tác chiến lược”, và ông nhắc lại Nga đã có những hoạt động xấu như tấn công mạng vào các nước Mỹ, Đức, Đan Mạch hoặc đưa quân đến Syria và Ukraine.

Nhưng quan chức này cũng nói Anh chỉ muốn ngăn chặn khả năng gây tổn thất của Điện Kremlin, thay vì leo thang xung đột: “Chúng tôi không tìm cách xung đột mạnh với Nga, cũng không nhằm lật đổ chế độ ở Nga”.

Số 10 phố Downing không hy vọng sẽ có một số quốc gia lập tức đồng ý thực hiện kêu gọi trục xuất các điệp viên Nga đội lốt, sau cuộc gặp giữa Thủ tướng May với lãnh đạo các nước EU. Vị quan chức cấp cao nói: “Đó sẽ là một tiến trình dần đạt được, sẽ mất thời gian và là một thách thức dài hơi”.

TheoGuardian, cuộc gặp thượng đỉnh của lãnh đạo các nước EU là giai đoạn mới nhất trong nỗ lực ngoại giao thần tốc của Thủ tướng May cùng các bộ trưởng Anh, nhằm thuyết phục các nước ủng hộ nhận định của London rằng chính phủ Nga phảichịu trách nhiệm về vụ đầu độc.

Đã có khoảng 35 quốc gia tuyên bố ủng hộ Anh, gồm các nước lớn của phương Tây, nhưng có thể khó có được phản ứng chung của lãnh đạo các nước EU, đặc biệt là Hy Lạp tỏ ra lưỡng lự trong việc quytrách nhiệm cho nhà nước Nga. Có tin Anh đã ráo riết vận động Hy Lạp trước khi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh tối nay.

Hai nhà ngoại giao Nga-Anh cãi nhau kịch liệt

Theo đề nghị của chính quyền Anh, các thanh sát viên của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) đã bắt đầu làm việc ở hiện trường vụ đầu độc cha con Skripal để lấy mẫu và kiểm tra chất độc. OPCW cho biết quá trình phân tích phải mất ít nhất 3 tuần.

Ngày 21.3, Bộ Ngoại giao Anh công bố một vidéo trên mạng xã hội, để phản công những cáo buộc của người phát ngôn chính phủ Nga hoặc của giới truyền thông Nga. Các cáo buộc này cho rằng Skripal toan tự tử hoặc sử dụng ma túy quá liều, và Nga quychụp 5 nước cung cấp chất độc thần kinh gồm Cộng hòa Czech, Ukraine và Thụy Điển.Các giả thiết quytrách nhiệm cho mẹ chồng tương lai của Yulia Skripal vì bà này không ưa con gái của cựu đại tá Nga, hoặc nói rằngdo chính Anh thực hiện vụ đầu độc để “chụp mũ” Nga.

Theo Reuters,ngày 22.3 cũng diễn ra cãi nhau giữa quan chức Nga-Anh, tại một sự kiện do Bộ Ngoại giao Nga tổ chức ở Moscow. Các Đại sứ Anh, Pháp, Đức, Mỹ tránh, chỉ cử nhân viên cấp dưới đến dự sự kiện có sự tham dự của hàng chục nhà ngoại giao nước ngoài và Đài truyền hình Nhà nước Nga phát sóng trực tiếp.

Nhà ngoại giao Anh Emma Nottingham nhắc lại kết luận của London là Moscow đứng sau vụ mưu sát cha con Skripal vì 4 lý do: “Các nhà khoa học hàng đầu của chúng tôi đã xác định được chất độc thần kinh, những điều chúng tôi đã biết là Nga trước đây sản xuất chất độc này, thành tích thực hiện các vụ ám sát do nhà nước Nga hỗ trợ, và kết luận của chúng tôi rằng Nga xem những người bỏ trốn là các mục tiêu cần bị khử”.

Bà Nottingham còn nói Nga không giải thích được vì sao chất độc thần kinh Novichok (trong vụ đầu độc cha con Skripal) từ Nga đến, và Nga không giải thích tại sao Nga lại điều hành một chương trình vũ khí hóa học trái phép, “thay vào đó, chúng ta chỉ thấy một loại thông tin nhằm gây nhiễu sự thật”.

Nga thì cáo buộc Anh tổ chức vụ đầu độc hoặc “cho phép quân khủng bố tấn công” ngay trên lãnh thổ Anh. Nhà ngoại giao Vladimir Yermakov chủ trì sự kiện nhằm giải thích quan điểm Nga, nói: “Không ai có thể hiểu chuyện gì đã xảy ra ở Salisbury. Hãy cùng nhau điều tra chuyện gì đã thực sự xảy ra”.

Ông Yermakov nói quan điểm riêng của ông là vụ đầu độc có chủ đích bôi nhọ Nga, và nói Nga không thể hiểu các quan chức Anh nghĩ gì. Ông vặnbà Nottingham: “Bà không biết xấu hổ à? Bà thử tự cách ly khỏi tinh thần bài Nga và ý chí xứ đảo của bà xem”.

Ông Yermakov còn nói Nga không liên quan vụ đầu độc, và muốn điều tra rộng, điều có nghĩa Anh chia sẻ thông tin và hợp tác với Nga. Và cũng là điều mà Anh không hề muốn chiều ý Nga.

Trung Trực (theo Guardian, Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Anh vận động giới lãnh đạo EU xác minh những điệp viên Nga 'giấu mặt'