Đó là điều lạ, rất lạ đối với những người không biết hoặc chưa biết về vấn đề này. Tuy nhiên, trường hợp của cụ C. không phải là hiếm, và còn có những trường hợp người già khác cũng có những hành vi tương tự như vậy.

Bài cuối: Bi hài chuyện người bệnh… ‘ăn cả thế giới’ lúc giữa khuya

Trần Khải | 03/01/2020, 07:52

Đó là điều lạ, rất lạ đối với những người không biết hoặc chưa biết về vấn đề này. Tuy nhiên, trường hợp của cụ C. không phải là hiếm, và còn có những trường hợp người già khác cũng có những hành vi tương tự như vậy.

Trên thực tế, việc người già bị bại liệt, không ăn uống, đi lại được lúc ban ngày, nhưng đêm đến thì tự mình đi lại, lục lọi tìm kiếm thức ăn là có nguyên nhân. Có chuyên gia cho rằng, đó là do người già giả vờ làm như vậy, để con cháu quan tâm mình hơn. Có người thì cho rằng, sở dĩ các cụ đi lại được vào ban đêm là có người dựa xác, hoặc do bị chứng biến loạn thần kinh (còn gọi là lẫn), chứng bệnh thường gặp ở người già.

Khi ban ngày thì nằm im bất động…

Khi PV có dịp trò chuyện với ông T.V.H., ngụ TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau, trong lúc vui miệng, chúng tôi có kể về chuyện cụ bà C. bị bệnh bại liệt nhiều năm, nhưng vẫn đi được vào lúc giữa khuya, khi mọi người trong nhà ngủ say. Lúc này, ông H. vừa nhấm nháp ly trà nóng, rồi ngậm điếu thuốc lá vừa mới đốt, rít một hơi dài.

Dường như, ông hiểu được câu chuyện nên nở nụ cười hiền: “Tưởng chuyện gì, chớ chuyện người già bị liệt mà biết đi vào ban đêm thì có lạ lẫm gì đâu con. Chuyện đó ngày xưa chú thấy hoài, ngay cả mẹ chú, lúc trước bà còn sống cũng vậy đó. Ban ngày bà nằm im bất động, trời rầm, sấm sét rần rần cũng chẳng màng. Còn việc ăn uống thì rất khó khăn, con cháu trong nhà phải đổ sữa cho cụ ấy.

Ấy vậy mà, khi đêm đến, mẹ chú đi đứng như người bình thường vậy. Tuy nhiên, tuổi già thì họ đi đứng không nhanh nhẹn, thanh thoát được. Rồi bà, hết lục lọi cái này, cái kia rồi tự tay lấy cơm ăn mình ên luôn. Đó chẳng qua là bệnh đãng trí của tuổi già thôi, chứ có ai dựa dẫm gì đâu”.

Ông H. và ông K. kể về chuyện người cao tuổi bị liệt nhưng vẫn đi được vào ban đêm - Ảnh: Trần Quốc

Theo ông H., người cao tuổi thường hay lẫn trí, không nhớ và cũng không ý thức được mình đi đứng, ăn uống bình thường, nên mới có chuyện nằm liệt giường. Chuyện liệt giường là do người nhà cho rằng các cụ đi không được rồi nghĩ là các cụ bị liệt. Chứ thật ra, đó là do các cụ lười vận động hoặc quên đi việc mình có thể đi đứng được. “Trí nhớ người già đâu có minh mẫn, lúc nhớ lúc quên. Có thể, ban ngày họ quên đi, quên cả việc ăn uống, vệ sinh, nhưng đêm đến do đói khát nên họ tự đứng dậy và đi lại tìm kiếm cái ăn. Đó là bản năng sinh tồn thôi”, ông H. nêu quan điểm.

Cũng theo người đàn ông này, ngày trước khi mẹ ông còn sống nhưng nằm một chỗ mấy năm liền mới qua đời. Hầu nhưviệc nằm một chỗ của mẹ ông H. chỉ xuất hiện vào ban ngày. Còn ban đêm thì bà cụ đi đứng bình thường. Ông H. còn nêu ra cách nhận biết giữa người thật sự liệt và người lẫn trí liệt. Cụ thể, nếu là người bại liệt thật thì chân cẳng, tay chân đều không có sức sống, hệ thần kinh chân tay đều mất cảm giác. Thậm chí, nếu vờ véo vào người họ thì họ vẫn lặng thinh, im bất động.

Trái lại, với những người già lẫn trí thì khác, khi véo vào thịt họ thì họ có cảm giác cử động. Tuy không mạnh dạn nhưng vẫn thể hiện được các hệ thần kinh của họ còn hoạt động và việc họ đi đứng không được như thể hiện sự không linh hoạt, vô thức nào đó. Đó chỉ là hành động nhất thờicủa việc đi không được và chỉ xảy ra ở một thời điểm nhất định.

Và đêm khuya như muốn “nuốt cả thế giới”

Câu chuyện về cụ C. hay như những trường hợp tuổi già khác dù bị liệt, nhưng vẫn đi được vào giữa khuya, khi mọi người đã ngủ say vẫn còn rôm rả qua sự phân tích của ông H. Lúc sau, mộtngười đàn ông cùng xóm với ông H. cũng đến trò chuyện. Khi đã bắt nhịp được câu chuyện thì người đàn ông kia giới thiệu mình tên K., bản thân ông K. cũng biết về chuyện này, nhưng chỉ nghe qua lời kể của người lớn tuổi ngày xưa kể lại.

Ông K. cho hay: “Hồi trước khi ông nội tôi còn sống, ông có kể rằng, bà cố tôi khi bước sang tuổi 90 cũng từng bị chứng lẫn như vậy. Ban ngày, bà cố tôi nằm im chẳng nói chẳng rằng, có ai đến thì ánh mắt lia qua, lia lại. Còn hỏi thì chẳng nói gì và cũng chẳng biết ai. Tuy nhiên, khi đêm đến thì khác, bà cố tôi như thoát khỏi cảnh bệnh tật hẳn ra, nếu như ban ngày, bà cố tôi không ăn gì, chỉ uống nước đường, thì khi đêm khuya, bà cố dậy lục cơm ăn 2 - 3 chén là chuyện thường. Nếu hôm nào, trong nhà không có gì ăn, bà cố còn tự tay nhóm lửa nấu cơm, lạ vậy đó”.

Ông K. còn nói rằng, sự việc đó chỉ diễn ra vào ban đêm thôi và đến sáng hôm sau, thì sự việc vẫn tái hiện như cũ. Vẫn nằm im bất động! Nói về việc các cụ già đi lại được vào thời điểm nào, thì ông K. nói, ông nghe ông nội ông kể lại thường là lúc 12 giờ khuya, khi mọi người trong nhà đã ngủ say. “Có lần tôi nghe ông nội kể, khi nghe tiếng động dưới bếp, ông nội tưởng mèo, chuột cạy nồi cơm, phá phách nên xuống đuổi.Thời đó, còn đèn dầu, nên khi xuống bếp, thì ông nội tôi đã thấy bà cố ngã ở bếp rồi, bên cạnh còn bưng chén cơm nữa”.

Bà cụ C. không phải là trường hợp duy nhất - Ảnh: Trần Quốc

Theo ông K., sự việc người cao tuổi không đi lại được, không đơn thuần là do rối loạn thần kinh, mà do một yếu tố tâm linh nào đó dựa dẫm, tiếp sức người già trong việc đi lại. “Hồi đó, ông nội tôi nói rằng, bà cố tôi có người dựa xác nên mới đi đứng như vậy được. Còn khoa học thì họ không chứng minh được, chỉ cho rằng người già họ lẫn, không rõ hành vi mình làm thôi. Về góc độ cá nhân tôi, thì đây có thể là có người cõi âm dựa xác bà cố tôi. Đâu phải ai cũng được người cõi âm dựa đâu, phải hạp tuổi, phong thủy mới được”, ông K. cho biết.

Về vấn đề người cõi âm thường hay dựa xác người già, ông Đ.V.T., thầy thuốc Đông y, cho biết, cũng có trường hợp như vậy. Tuy nhiên, để muốn khẳng định rằngnhững trường hợp đó là có người cõi âm dựa xác hay không,hay chỉ là chứng lãng trí của người cao tuổi thì ông T. cho hay: “Mới nghe qua thì chú không khẳng định được, bởi chuyện đi đứng của người cao tuổi có nhiều vấn đề lắm. Việc đó, cháu phải cung cấp cho chú tên, tuổi và ngày tháng sinh, thì chú mới xem và trả lời cho cháu chính xác được. Cháu cần hiểu rõ, thì cung cấp cho chú thông tin, để chú xem giúp”.

Thực tế, qua sự việc cụ bà C. ở H.Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, bị bại liệt, nhưng vẫn đi lại được vào lúc đêm khuya đã cho nhiều người thấy rằng, đây là chuyện lạ, rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đối với những người từng chứng kiến sự việc tương tự, thì họ lại cho rằng đó là việc bình thường ở những người lớn tuổi. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ sự lẫn trí, không nhớ rõ và không ý thức được hành vi của mình.

Trần Quốc
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài cuối: Bi hài chuyện người bệnh… ‘ăn cả thế giới’ lúc giữa khuya