Hầu hết mọi người nghĩ rằng chỉ có ai bị tiểu đường mới có lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên điều này không phải vậy, bất kỳ người nào cũng có thể bị ảnh hưởng và ít ai có thể nhận ra tác hại của đường nếu như dung nạp quá nhiều sẽ hệ lụy đến dây thần kinh, mạch máu và các cơ quan.

Bạn đã hiểu đúng về đường?

La Hường | 26/05/2018, 17:09

Hầu hết mọi người nghĩ rằng chỉ có ai bị tiểu đường mới có lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên điều này không phải vậy, bất kỳ người nào cũng có thể bị ảnh hưởng và ít ai có thể nhận ra tác hại của đường nếu như dung nạp quá nhiều sẽ hệ lụy đến dây thần kinh, mạch máu và các cơ quan.

Theo Business Insider, quả thật việc ăn quá nhiều đường có liên quan trực tiếp với chứng béo phì là các vấn đề liên quan đến tim và thận, nhưng vẫn còn có rất nhiều quan niệm chứa thông tin sai lệch, thậm chí khiến việc ăn một lượng đường hợp lý trở thành một điều kinh khủng. Song, dù sao thì chúng ta vẫn cần đường để sống.

Hãy cùng đọc tiếp để biết những giai thoại phổ biến nhất về đường và sự thật đằng sau chúng:

Đường loại này tốt hơn đường loại kia?

Sự thật là tất cả các loại đường đều có tác động giống nhau lên cơ thể bạn.

"Có một số thông tin cho rằng có nhiều loại đường khác nhau, nhưng đó chỉ là nhầm lẫn", bác sĩ Haythe nói."Đường nâu, đường trắng, mật ong... chúng đều được phân giải thành cùng một thứ:glucose. Tất cả các loại đường đều là Carbohydrate và đều được sử dụng như glucose".

Đường khiến trẻ con hiếu động hơn

Sẽ chẳng có cái gì gọi là "phê" đường. "Ý tưởng về việc đường khiến trẻ em trở nên hiếu động là một trong những nhầm lẫn buồn cười nhất về đường", bác sĩ Haythe nói.

Các nghiên cứu khoa học trong nhiều năm đã chỉ ra rằng chẳng hề có liên hệ trực tiếp nào giữa việc ăn đường và sự hiếu động.

Nghiên cứu cuối cùng được công bố của bác sĩ Mark Wolraich, trưởng khoa Phát triển và Hành vi Trẻ em tại Trung tâm khoa học y tế Đại học Oklahoma, kết luận rằng "đường không ảnh hưởng đến hành vi của trẻ em".

Ăn nhiều đường sẽ bị mệt mỏi?

Ở mức đường huyết cao, cơ thể không thể lưu trữ và hấp thụ glucose đúng cách, vì vậy năng lượng được sử dụng không hiệu quảvà các tế bào cơ thể không nhận được nhiên liệu mà nó cần. Điều này dẫn đến thực tế về tác hại của đường là một người ăn nhiều đường sẽ luôn cảm thấy mệt mỏimà không có lý do cụ thể.

Ăn quá nhiều đường gây tiểu đường

Cả hai loại tiểu đường đều gây ra bởi sự kết hợp của di truyền và các yếu tố môi trường. Một mình đường không thể gây ra triệu chứng này.

Theo Viện Nghiên cứu Quốc gia về Các bệnh tiểu đường - Tiêu hóa - Thận, bạn có khả năng bị tiểu đường khi bạn quá cân hoặc béo phì vì các chất béo thừa có thể dẫn đến kháng insulin. Điều này nghĩa là một chế độ ăn nhiều đường là nguyên nhân gián tiếp, chứ không phải nguyên nhân trực tiếp gây tiểu đường type 2.

Đường gây sâu răng

"Đường không phải nguyên nhân gây sâu răng, mà là axit",bác sĩ Mark Burhenne của cộng đồng onlineAsk a Dentist, nói."Thực phẩm gây sâu răng nhất là bánh quy và bánh mì, chứ không phải kẹo ngọt. Khi bạn ăn một thứ có đường, các vi khuẩn trong miệng bạn cũng tiêu thụ đường. Sau khi ăn, chúng thải ra axit... Axit làm mất chất khoáng hoặc mất canxi ở lớp men răng bằng cách phá hủy cấu trúc của chúng từ đó gây ra sâu răng".

Quỳnh Anh (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bạn đã hiểu đúng về đường?