Công văn nêu, 5 năm qua, cơ quan tố tụng đã truy tố tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”, Tòa án Nhân dân TP.HCM không chấp nhận cáo trạng, đã trả lại hồ sơ 2 lần, tuy nhiên vụ án vẫn bị treo, kéo dài, chưa cơ quan nào xử lý dứt điểm.

Ban Nội chính Trung ương yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ ca nô Cần Giờ

Trí Lâm | 24/12/2017, 15:54

Công văn nêu, 5 năm qua, cơ quan tố tụng đã truy tố tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”, Tòa án Nhân dân TP.HCM không chấp nhận cáo trạng, đã trả lại hồ sơ 2 lần, tuy nhiên vụ án vẫn bị treo, kéo dài, chưa cơ quan nào xử lý dứt điểm.

Xem thêm:VPCP yêu cầu Bộ GTVT trả lời kiến nghị của Công ty Việt Séc

Bị ‘ngâm án’ 4 năm, giám đốc DN gửi ‘tâm thư’ đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Ban Nội chính Trung ương vừa có Công văn số 5220-CV/VPTW về việc xử lý đơn kêu oan cho hai đảng viên là ông Vũ Văn Đảo và ông Đinh Văn Quyết trong vụ án chìm tàu Cần Giờ của ông Lê Duy Ứng - Phó bí thư Chi bộ Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí miền Nam (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Nội dung đơn phản ánh việc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng của cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM lạm dụng quyền lực khi thi hành công vụ trong vụ án tai nạn giao thông đường thủy tại huyện Cần Giờ, TP.HCM làm 5 người chết.

Công văn nêu, 5 năm qua, cơ quan tố tụng đã truy tố tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”, Tòa án Nhân dân TP.HCM không chấp nhận cáo trạng, đã trả lại hồ sơ 2 lần, tuy nhiên vụ án vẫn bị treo, kéo dài, chưa cơ quan nào xử lý dứt điểm. Theo đó, Ban Nội chính Trung ương đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM xử lý dứt điểm vụ án này.

Trước đó, vào ngày 2.8.2013, xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thủy khiến 9 người tử nạn trong đó có tài công Phạm Duy Phúc.Người sản xuất ca nô ông Vũ Văn Đảo - Giám đốc Công ty Công nghệ Việt Séc và Đinh Văn Quyết - Giám đốc Công ty Vũng Tàu- Maria bị khởi tố về tội Đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia pháp luật khẳng định, việc truy tố 2 ông Vũ Văn Đảo và Đinh Văn Quyết theo điều 214, Bộ luật Hình sự là không có cơ sở.

Cơ quan giám định cũng đã 2 lần trả lời yêu cầu giám định của cơ quan điều tra. Mặc dù đã có kết luận xác định nguyên nhân gây tai nạn nhưng vụ án vẫn tiếp tục “treo” cho đến bây giờ mặc cho rất nhiều cơ quan đã lên tiếng.

Đoàn Luật sư Bà Rịa - Vũng Tàu cũng phản đối kết luận của cơ quan điều tra và nêu rõ, tai nạn giao thông là điều không may mắn và có nguyên nhân cụ thể, không thểchứng minh tội phạm bằng việc suy diễn ông Vũ Văn Đảo đã đưa công nghệ mới vào sản xuất và bán tàu thuyền cho lực lượng vũ trang là tội phạm. Bản kết luận điều tra chứng minh tội phạm như trên là không có căn cứ pháp lý và không ai có thể chấp nhận kết luận chứng minh tội phạm như trên.

“Vụ án cho đến nay đã kéo dài gần 4 năm, hai lần Tòa án Nhân dân TP.HCM đã có văn bản hoàn trả hồ sơ cho viện kiểm sát, đã khẳng định rằng với các nguyên nhân được nêu trong cáo trạng và kết luận điều tra thì không có căn cứ để kết tội ông Vũ Văn Đảo”, kiến nghị nêu rõ.

Cùng với đó, thời gian tạm đình chỉ để điều tra bổ sung kéo dài đã 2 năm với nhiều bản kết luận giám định do cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM yêu cầu Bộ Giao thông vận tải giám định lại đều xác định nguyên nhân gây tai nạn do chở quá số người và gặp thời tiết xấu, không có nguyên nhân nào do chất lượngcông nghệ vật liệu mới PPC kém chất lượng dẫn đến tai nạn.

“Như vậy đã có đầy đủ căn cứ pháp lý để cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM ban hành quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can, hủy các quyết định cấm xuất cảnh đối với ông Vũ Văn Đảo. Việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý nặng nề cho các bên liên quan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư Vũ Văn Đảo”, Đoàn Luật sư Bà Rịa - Vũng Tàu nhấn mạnh.

Tổ chức này cũng đã nhiều lần kiến nghị, nếu không chứng minh được hành vi phạm tội thì cần phải đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra bị can đối với luật sư Vũ Văn Đảo nhưng đã không được những người có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Bên cạnh đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng kiến nghị giải quyết dứt điểm oan sai, tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp; không vì hậu quả vụ tai nạn mà tùy tiện khởi tố người sản xuất ra phương tiện giao thông.

“Chứng minh tội phạm là trách nhiệm của cơ quan tố tụng nhưng không vì thế mà vi phạm các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, ngâm án, treo án, làm oan người vô tội, hành dân và doanh nghiệp”, VCCI nêu.

VCCI cũng nêu rõcộng đồng doanh nghiệp hết sức bức xúc và lo lắng trước việc cơ quan điều tra trong vụ việc này đã suy diễn, quy chụp cho doanh nhân của một doanh nghiệp khoa học công nghệ, đưa công nghệ vật liệu mới vào sản xuất tàuthuyền là sai phạm, là có tội.

“Nếu chứng minh tội phạm mà suy diễn như vụ án này thì ai dám làm doanh nghiệp, ai dám đưa công nghệ mới vào sản xuất”, VCCI bày tỏ lo ngại.

VCCI cũng nêu thêm, 4 năm điều tra 1 vụ án, 2 lần tòa trả hồ sơ khẳng định căn cứ pháp lý để buộc tội. 2 năm điều tra bổ sung với nhiều kết luận giám định nguyên nhân gây tai nạn không liên quan gì đến chất lượng phương tiện hay vật liệu nhưng cơ quan điều tra vẫn không đình chỉ vụ án, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, kinh doanh, đi ngược lại tinh thần Chính phủ kiến tạo.

“Đến thời điểm này đã có đủ căn cứ pháp lý để các cơ quan tố tụng ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”, VCCI nêu.

Thanh Long
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
34 phút trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ban Nội chính Trung ương yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ ca nô Cần Giờ