Ngày 25.5, Thứ trưởng ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian nói sau cuộc gặp đồng nhiệm Nga Mikhail Bogdanov: Nga và Iran kết thúc đàm phán vụ bán-mua tên lửa S-300, và thương vụ này sẽ sớm diễn ra.

Bán tên lửa S-300 cho Iran, Nga bước vào Trung Đông, giá dầu sẽ giảm

Một Thế Giới | 26/05/2015, 18:09

Ngày 25.5, Thứ trưởng ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian nói sau cuộc gặp đồng nhiệm Nga Mikhail Bogdanov: Nga và Iran kết thúc đàm phán vụ bán-mua tên lửa S-300, và thương vụ này sẽ sớm diễn ra.

Iran trước đây nói Nga nên giao S-300 vào cuối năm 2015. Cựu Tổng thống Nga Dmitri Medvedev năm 2010 từng ký lệnh cấm bán tên lửa này cho Iran, trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin dở bỏ lệnh cấm này.

Moscow nói cuộc đàm phán giữa P5+1 với Iran đạt tiến bộ, nên không cần phải cấm xuất khẩu tên lửa này cho Iran nữa.
Ngay sau khi 6 cường quốc trong nhóm P5+1, gồm Nga, đạt được thỏa thuận tạm thời với Iran về hạn chế chương trình hạt nhân của nước này, Tổng thống Putin lập tức ký một sắc lệnh dỡ bỏ lệnh cấm bán hệ thống tên lửa phòng không S - 300 và Moscow bắt đầu đổi dầu lấy hàng hóa với Iran.
Hành động của Nga nhằm khẳng định tình bằng hữu giữa Tehran và Moscow vẫn luôn khắng khít, nhất là khi vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi đạt đến thỏa thuận hạt nhân chính thức.

Tuy nhiên, những động thái tích cực của Nga không vì tình thân hữu tốt đẹp giữa Nga và Iran, mà vì Điện Kremlin lo sợ vị thế của Nga sẽ bị cô lập và suy giảm trên trường quốc tế, nếu mối quan hệ của Tehran và Washington được cải thiện.

Chuyên gia về Trung Đông của Nga, ông Georgy Mirsky phát biểu với báo Washington Post :

"Vài năm trở lại đây, một nhà ngoại giao của chúng tôi đã nhận định ‘Mối quan hệ thân cận giữa Mỹ và Iran nguy hại cho chúng ta hơn cả vũ khí hạt nhân của Iran. Vị trí của Nga trên trường quốc tế sẽ suy yếu nếu Iran thân cận hơn với phương Tây.

"Và một đòn phòng ngừa là cần thiết lúc này, trước khi thỏa thuận hạt nhân được thực hiện, để cho Iran thấy rằng chúng tôi là người bạn đáng tin cậy và đủ tiềm lực để nâng đỡ  Iran. "

Trong tình thế này, có ba vấn đề được xem xét, khi nhìn nhận vị thế của Nga trên trường quốc tế nếu các thỏa thuận đạt được :

1. Bất lợi cho Nga nếu Iran mở rộng mối quan hệ với Mỹ.

“Nga hiểu rằng nếu Iran đạt đến thỏa thuận với các nước trong nhóm P5+1 và lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, Mỹ sẽ chú trọng hơn đến việc thiết lập các mối quan hệ (trước mắt là mối quan hệ kinh tế, thương mại ) với Iran ", theo nhà báo và nhà phân tích chính trị Konstantin von Eggert .

Ông cũng cho biết " Việc Nga bán S - 300 cho thấy nỗ lực của Moscow nhằm phức tạp hoá mối quan hệ giữa Iran và Mỹ”.

2. Giá dầu rơi xuống chạm đáy.

Theo Bloomberg, “Việc các nước trong nhóm P5+1 đạt được thoả thuận hạt nhân với Iran sẽ đẩy giá dầu xuống 15$ mỗi thùng trong thời gian tới”

Nền kinh tế Nga trở nên thịnh vượng nhờ vào giá dầu cao, việc giá dầu giảm mạnh vào năm 2014 đã gây cho Nga tổn thất không hề nhỏ. Vì vậy, mọi chuyện sẽ tồi tệ hơn nữa nếu giá dầu tiếp tục giảm mạnh trong năm nay.

3. Iran là cửa ngõ để Nga gây ảnh hưởng  kinh tế và chính trị đến Trung Đông .

Sau chiến dịch “Mùa xuân Ả Rập” năm 2011 , sức ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông bị suy yếu. Và từ khi Moscow xác định Tehran (và Syria ) là điểm tựa cuối cùng của Nga ở Trung Đông, thì Kremlin đã nỗ lực xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Iran từ năm 2012.

Theo Nikolay Kozhanov Carnegie “Sau căng thẳng với phương tây năm 2014, nhà chức trách Nga tin rằng mối quan hệ tốt đẹp với các nước Trung Đông sẽ giúp Kremlin không bị cô lập trên trường quốc tế và không phải bồi thường cho các lệnh trừng phạt"

Kozhanov viết " ... Iran thường vượt mặt Nga trong việc đẩy mạnh tầm ảnh hưởng với Afghanistan , Iraq và Syria. Vì vậy, sự giúp đỡ duy nhất mà Moscow mang lại, có lẽ là những hỗ trợ về tinh thần  Điều này khiến người dân Iran xem Kremlin chỉ như một trợ lý khu vực (chẳng hạn như Syria ) "

Điểm mấu chốt là Nga tin rằng mối quan hệ ngày một tốt đẹp giữa Tehran - Washington sẽ khiên Nga bị suy yếu và cô lập trên trường quốc tế.

Mỹ Duyên (theo Washington Post)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
9 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bán tên lửa S-300 cho Iran, Nga bước vào Trung Đông, giá dầu sẽ giảm