Trung Quốc vung tiền mua hữu nghị, biến những quốc gia cần tiền đầu tư phát triển thành nô lệ, là những tính toán của Trung Quốc (TQ) để giành lấy tầm ảnh hưởng - đó là nội dung bài viết "Tàu  ngầm TQ làm gì ở Ấn Độ Dương" của Brahma Chellaney, giáo sư khoa nghiên cứu chiến lược ở Trung tâm nghiên cứu chính sách New Delhi.  

Trung Quốc vung tiền để mua hữu nghị như thế nào?

Một Thế Giới | 26/05/2015, 07:20

Trung Quốc vung tiền mua hữu nghị, biến những quốc gia cần tiền đầu tư phát triển thành nô lệ, là những tính toán của Trung Quốc (TQ) để giành lấy tầm ảnh hưởng - đó là nội dung bài viết "Tàu  ngầm TQ làm gì ở Ấn Độ Dương" của Brahma Chellaney, giáo sư khoa nghiên cứu chiến lược ở Trung tâm nghiên cứu chính sách New Delhi.  

Một Thế Giới xin lược dịch bài viết từ trang huffingtonpost.com

“TQ chưa là một thế lực thực sự, đang tìm cách thể hiện một vai trò ở vùng Ấn Độ Dương, thông qua dự án Con đường tơ lụa trên biển.

Dự án này cùng Con đường tơ lụa nối TQ với Trung Á, vùng Biển Caspian và xa hơn, là những dấu ấn của ông Tập Cận Bình, người khát khao một vai trò mạnh cho TQ hơn bất kỳ lãnh đạo TQ nào khác.

TQ lặng lẽ hoạt động ở Ấn Độ Dương, nơi họ muốn thách thức sức mạnh của Mỹ, cùng với ý đồ độc chiếm Biển Đông, một hành lang quan trọng nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.  

Việc TQ cải tạo trái phép các bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, là để nuôi tham vọng xây căn cứ quân sự, và Biển Đông trở thành cột trụ cho cuộc tranh tầm ảnh hưởng ở Ấn Độ Dương và vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Vung tiền mua hữu nghị…

Hai dự án Con đường tơ lụa là một phần trong chiến lược của ông Tập, để TQ thoát khỏi khu vực Đông Á mà trở thành một thế lực toàn cầu, với tầm bành trướng tới tận Trung Đông.

Hai dự án này sẽ cho phép TQ xây dựng thế cân bằng kinh tế và giúp đẩy các nước trong khu vực gần hơn vào quỹ đạo của TQ.

Tuy nhiên, hai dự án này lại vào thời điểm tăng trưởng kinh tế giảm tốc ở TQ, được thiết kế để giành lấy các hợp đồng béo bở cho các công ty, tập đoàn nhà nước TQ, bằng cách họ mượn lý do đầu tu có lợi và tài trợ các nước mà TQ tìm đến.

Những hợp đồng mà TQ bỏ túi được sẽ giúp họ giải quyết những vấn nạn thừa sản xuất ở TQ. Từ một dự án đường sắt 10,6 tỷ USD tại Thái Lan đến các dự án điện lực mới trị giá hơn 20 tỷ USD tại Pakistan, TQ đang chú trọng xuất khẩu cơ sở hạ tầng.

Bằng cách kết nối vùng Tân Cương bất ổn ở TQ với biển Ả Rập, thông qua Con đường tơ lụa dài 3.000 km - một hành lang vận tải đến cảng Gwadar ở Pakistan nhưng do TQ xây, ông Tập chọn Pakistan làm điểm kết nối chính giữa hai dự án Con đường tơ lụa.

Hành lang này đi qua vùng Kashmir do Pakistan kiểm soát sẽ kết nối hai Con đường tơ lụa, bên cạnh đó còn cho phép TQ thách đố Ấn Độ ngay trên vùng biển của Ấn.

TQ cũng đang muốn khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có của Ấn Độ Dương, và đang mời Ấn tham gia khai thác. Nhưng TQ lại phản đối bất kỳ sự hợp tác Việt - Ấn nào ở Biển Đông.

Rộng hơn, hai dự án Con đường tơ lụa phù hợp với chiến lược lớn hơn của ông Tập: tập hợp các nước trong khu vực vào nền kinh tế và an ninh của TQ.
Theo nhà phân tích Diêm Học Thông, quan điểm “hạ mình chờ thời” của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình không còn ý nghĩa, thay vào đó là chủ trương đầy tham vọng và  hung hăng với các nước nhỏ của ông  Tập.
Theo lời ông Diêm: “Chúng ta để họ hưởng lợi kinh tế, và đổi lại, chúng tôi nhận được quan hệ chính trị hữu hảo. Chúng ta phải mua quan hệ”. 

….Là để kéo các nước vào vòng nô lệ

Một trong những ví dụ về việc TQ tìm cách “mua” tình hữu nghị, là hợp đồng lớn TQ ký với chính phủ cựu Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa, nhằm biến một quốc gia ở Ấn Độ Dương trở thành một chặng dừng lớn của dự án Con đường tơ lụa trên biển của TQ.

Tổng thống mới của Sri Lanka, ông Maithripala Sirisena khi tranh cử đã nói thẳng: những dự án của TQ là nhằm kéo Sri Lanka vào “một bẫy nợ”.

Ông cũng cảnh cáo mà không nói đến: “Vùng đất mà Người Trắng dùng các biện pháp quân sự để chiếm, nay là của người nước ngoài vung tiền mua chuộc một nhúm người.

Vụ trấn lột này diễn ra giữa ban ngày, trước mặt mọi người….Nếu đường hướng này còn tiếp tục 6 năm nữa, đất nước chúng ta sẽ là một thuộc địa, chúng ta sẽ là những nô lệ”.

Con đường tơ lụa trên biển nhấn mạnh vào những dự án cơ sở hạ tầng hoành tráng, nhắm vào các nước nằm trên các huyết mạch thương mại trong Ấn Độ Dương, một trung tâm thương mại và năng lượng mới của thế giới.

Vùng biển chiến lược này trải dài từ Úc đến Trung Đông và Nam Phi, chắc chắn sẽ quyết định được thế lực địa chính trị, trật tự hàng hải và cân bằng quyền lực ở châu Á, Vịnh Persic và xa hơn.

Thông qua Con đường tơ lụa trên biển, TQ đang thách thức sự cân bằng quyền lực hiện có ở Ấn Độ Dương.

Nỗ lực của TQ liên quan các dự án cảng dọc những tuyến hàng hải giá trị, xây dựng các hành lang năng lượng và giao thông về TQ thông qua Myanmar và Pakistan.

Và TQ ráp nối một “chuỗi ngọc trai” dưới dạng những trạm tiếp nhiên liệu và các chốt tiền tiêu dọc theo các huyết mạch thương mại này.

Sự quan tâm Ấn Độ Dương của TQ đã tăng dần từ năm 2008, khi họ tham gia chiến dịch chống hải tặc ở Mũi sừng châu Phi. Đó là lần đầu tiên sau 600 năm, hải quân TQ được triển khai quá xa khỏi vùng bờ biển nước họ.

Minh hoạ cho sự quan tâm quyền lợi kinh tế - quân sự của TQ, là các tàu ngầm tấn công TQ hồi năm ngoái đã đến Ấn Độ Dương. Hai chiếc tàu ngầm đã cập kè một cảng container do TQ xây và sở hữu ở thủ đô Colombo của Sri Lanka.

Sau khi xây cảng Hambantota (nam Sri Lanka), nay TQ muốn xây một chặng dừng lớn của Con đường tơ lụa trên biển, dưới hình thức một thành phố có diện tích ngang bằng Monaco, trị giá 1,4 tỷ USD trên một khu đất cải tạo ngoài khơi Colombo.

Bắc Kinh cũng muốn thuê một trong những 1.200 đảo của quần đảo Maldives.

Tau ngam TQ lam gi o An Do Duong ?
Cảng container do TQ xây ở Sri Lanka
 Dưới thời ông Tập, TQ đã chuyển sang một vị thế tích cực hơn để định ổn môi trường an ninh phía ngoài, sử dụng thương mại và đầu tư để bành trướng tầm ảnh hưởng chiến lược, trong khi cùng lúc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, gây bức xúc cho các nước láng giềng.

Dự án Con đường tơ lụa trên biển được lập từ việc ông Tập tin rằng thống trị hàng hải là chìa khoá để TQ có thể giành ưu thế tối thượng tại châu Á.

Theo hướng này, một trật tự châu Á mới sẽ được quyết định không vì những phát triển ở Đông Á, cho bằng sự tranh giành tầm ảnh hưởng lớn ở Ấn Độ Dương, trung tâm hàng hải của thế giới.

Anh Thái (lược dịch)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc vung tiền để mua hữu nghị như thế nào?