Cuộc tập trận Gươm phù thủy là lần đầu tiên Nhật Bản tham gia tập trận chung với Mỹ - Úc, một dấu hiệu liên kết an ninh ngày càng tăng trong bối cảnh căng thẳng bởi Trung Quốc (TQ) lén lút xây đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Mỹ - Nhật - Úc tuốt “Gươm phù thủy”, cảnh cáo TQ xây đảo nhân tạo

Một Thế Giới | 26/05/2015, 10:36

Cuộc tập trận Gươm phù thủy là lần đầu tiên Nhật Bản tham gia tập trận chung với Mỹ - Úc, một dấu hiệu liên kết an ninh ngày càng tăng trong bối cảnh căng thẳng bởi Trung Quốc (TQ) lén lút xây đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

"Gươm phù thủy" được tổ chức hai năm một lần, ở quanh Úc, sẽ gồm các hoạt động hải quân, tàu đổ bổ, chiến thuật đặc nhiệm và chiến tranh trong thành phố.

Cuộc tập trận lần này có 40 sĩ quan, binh lính Nhật tham gia, cùng 30.000 lính Mỹ - Úc, diễn ra vào đầu tháng 7 tới.

Các chuyên gia nói động thái trên cho thấy Mỹ muốn nuôi dưỡng sự hợp tác với các đồng minh an ninh ở châu Á.

Euan Graham, chủ nhiệm Chương trình an ninh quốc tế thuộc Viện Lowy (Sydney, Úc) nói: "Tôi nghĩ Mỹ đang muốn các đồng minh đảm trách nhiều việc hơn. Rõ ràng có sự cân đối giữa Nhật với tầng trên của liên minh Tây Thái Bình Dương và Úc ở tầng miền nam”.

Mỹ - Nhật - Úc đều lên tiếng quan ngại về quyền tự do di chuyển trên vùng trời và vùng biển khu vực biển Đông, nơi TQ đã xây lén 7 đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, một hành lang vận tải hàng hóa quan trọng.

Một số chuyên gia an ninh nói có thể TQ sẽ lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Đông, một khi họ hoàn tất khâu xây dựng này, gồm ít nhất một sân bay quân sự.  

TQ đã tuyên bố họ có quyền lập ADIZ nhưng điều kiện hiện nay chưa cho phép. TQ cũng đòi độc chiếm 90% biển Đông, tạo nên sự tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei.

Quân đội Nhật sẽ tập chung với quân Mỹ, trong khi 500 lính New Zealand sẽ hòa cùng các đơn vị Úc, theo trang web của Bộ quốc phòng Úc.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani bác bỏ các gợi ý rằng cuộc tập trận chung này nhằm vào TQ, ông nói với hãng tin Reuters là Nhật chỉ muốn cải thiện hợp tác quân sự với Úc và Nhật.

Hợp tác an ninh giữa Úc - Nhật đã được lập dưới thời Thủ tướng Tony Abbott và Shinzo Abe, với việc Nhật bán  tàu ngầm thế hệ mới cho hải quân Úc. Các chỉ huy Mỹ công khai hoan nghênh quan hệ này.

Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear đề cao mục tiêu tăng cường hợp tác an ninh với các đồng minh, khi ông giải trình với Thượng viện Mỹ trong tháng này: “Để phát huy tầm cỡ của liên minh, chúng ta đang thực hiện một sự hợp tác ba bên chưa bao giờ có. Trong vài trường hợp, sự hợp tác này có lợi trực tiếp cho hoạt động an ninh hàng hải của chúng ta.

Ví dụ, chúng ta hợp tác ba bên với Nhật và Úc để củng cố an ninh hàng hải ở biển Đông và khai thác hợp tác công nghệ quốc phòng”.

Theo Reuters, các chuyên gia nói rằng giành được hợp đồng bán tàu ngầm cho Úc sẽ kích cầu công nghệ quốc phòng Nhật, có tiềm năng mở đường bán vũ khí hiện đại của Nhật cho các nước như Việt Nam, Philippines.

Úc cũng hy vọng trong năm nay sẽ đạt được một thỏa thuận với Nhật, tạo dễ dàng cho việc quân đội nước này qua nước khác tập trận chung, theo báo Sydney Morning Herald (Úc) hồi cuối tuần qua.

Bảo Vĩnh (theo Reuters) 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ - Nhật - Úc tuốt “Gươm phù thủy”, cảnh cáo TQ xây đảo nhân tạo