Một số quy định áp dụng từ năm 1999 trao cho Bộ trưởng Tư pháp Mỹ toàn quyền quyết định công khai bao nhiêu nội dung báo cáo điều tra nghi án Nga can thiệp bầu cử cho Quốc hội lẫn người dân. Ông William Barr - người vừa giữ chức Bộ trưởng Tư pháp không lâu từng cam kết minh bạch nhất có thể.

Báo cáo điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ được công khai đến đâu?

Nguyễn Cẩm Bình- 0901321282- 060113793980 | 24/03/2019, 11:09

Một số quy định áp dụng từ năm 1999 trao cho Bộ trưởng Tư pháp Mỹ toàn quyền quyết định công khai bao nhiêu nội dung báo cáo điều tra nghi án Nga can thiệp bầu cử cho Quốc hội lẫn người dân. Ông William Barr - người vừa giữ chức Bộ trưởng Tư pháp không lâu từng cam kết minh bạch nhất có thể.

Ngày 22.3, công tố viên đặc biệt Robert Mueller vừa đệ trình báo cáo bí mật cuộc điều tra về vai trò của Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 và hành vi sai trái (nếu có) của nhà lãnh đạo Donald Trump. Bộ trưởng Tư pháp sẽ phải quyết định chuyện công khai nội dung báo cáo.

Quy định của Bộ Tư pháp không bắt buộc công khai toàn bộ nhưng cũng chẳng cấm Bộ trưởng làm vậy. Do đó lựa chọn dành cho ông Barr khá lớn.

Theo một số quy định về việc chỉ định công tố viên đặc biệt ra đời năm 1999, người giữ chức vụ này có nghĩa vụ nộp báo cáo mật lý giải tại sao buộc tội/không buộc tội một hay nhiều cá nhân mà họ điều tra.

Quy định cũng yêu cầu Bộ trưởng Barr phải thông báo cho hai Ủy ban Tư pháp thuộc Hạ viện với Thượng viện rằng cuộc điều tra đã kết thúc, đồng thời tóm lược báo cáo.

Tuy vậy với chuyện công khai nội dung gì thì Bộ trưởng Barr phải đối mặt với nhiều vấn đề pháp lý gai góc liên quan đến giữ bí mật lời khai bồi thẩm đoàn, thông tin mật, liên lạc phía Nhà Trắng nhằm đảm bảo nguyên tắc che giấu thông tin nào đó của nhánh hành pháp…

Áp lực chính trị

Bên cạnh quy định, Bộ trưởng Barr còn chịu áp lực chính trị. Không ít đảng viên Dân chủ lo ngại ông sẽ bao che cho Tổng thống Trump và giấu diếm vài phần báo cáo.

William Barr từng làm Bộ trưởng Tư pháp dưới thời ông George H.W. Bush, là chính trị gia chấp nhận để Tổng thống mở rộng quyền hạn nhưng cũng kiên quyết bảo vệ luật pháp.

Tổng thống Trump vào tháng 11.2018 sa thải Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions. Giữa hai người tồn tại bất đồng trong nhiều vấn đề, trong đó có cuộc điều tra do Công tố viên Mueller dẫn dắt.

Đảng Dân chủ đã thể hiện quyết tâm buộc công khai hoàn toàn báo cáo, thậm chí để ngỏ cả khả năng nhờ đến tòa án. Hạ viện Mỹ do Dân chủ kiểm soát hôm 14.3 thông qua một nghị quyết kêu gọi Bộ trưởng Barr làm vậy.

Tiền lệ

Từ năm 1999 đến nay chỉ mới có người được bổ nhiệm làm công tố viên đặc biệt: ông Robert Mueller với cựu Thượng nghị sĩ John Danforth.

Công tố viên Danforth chịu trách nhiệm điều tra vụ vây bắt giáo phái Branch Davidian tại Texas khiến 74 người chết năm 1993. Báo cáo năm 2000 xác định quan chức chính phủ không có sai phạm gì.

Khi bổ nhiệm Danforth, Bộ trưởng Tư pháp Janet Reno đặc biệt chỉ đạo ông soạn thảo một bản báo cáo có thể công khai. Công tố viên Mueller không nhận được đề nghị này.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo cáo điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ được công khai đến đâu?