Ngày 23.3, Ý chính thức trở thành thành viên G7 - 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới - đầu tiên tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) do Trung Quốc khởi xướng.

Ý gia nhập sáng kiến Vành đai và Con đường

Nguyễn Cẩm Bình- 0901321282- 060113793980 | 24/03/2019, 10:47

Ngày 23.3, Ý chính thức trở thành thành viên G7 - 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới - đầu tiên tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) do Trung Quốc khởi xướng.

          

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ý Giuseppe Conte vừa chứng kiến quan chức hai nước ký kết 1 bản ghi nhớ cùng 29 thỏa thuận liên quan khác. Đáng chú ý trong số này là thỏa thuận cho phép công ty Kiến thiết giao thông Trung Quốc (CCCC) đầu tư cũng như quản lý hai hải cảng Genoa, Trieste.

Genoa là cảng biển lớn và lâu đời nhất nước Ý. Còn Trieste có tiềm năng rất lớn, kết nối Địa Trung Hải với quốc gia không giáp biển trong khu vực như Áo, Hungary, Cộng hòa Czech, Slovakia, Serbia - đều là thị trường mà cường quốc châu Á muốn tiếp cận thông qua BRI.

Nội dung chi tiết các thỏa thuận không được tiết lộ, nhưng một nguồn tin nội bộ cho biết tổng giá trị của chúng lên đến 20 tỉ euro (gần 23 tỉ USD).

Genoa là cảng biển lớn nhất nước Ý, còn Trieste giúp kết nối địa Trung Hải với một số quốc gia không giáp biển - Ảnh: SCMP

Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và thậm chí vài chính trị gia Ý trước đó đều cảnh báo đầu tư từ Trung Quốc có nguy cơ là “thành phần độc hại” xâm nhập nền kinh tế. Tuy vậy Thủ tướng Conte trấn an rằng chính quyền Rome sẽ không bỏ qua những khuôn khổ lẫn nguyên tắc EU về minh bạch và an ninh quốc gia. Nhà lãnh đạo còn khẳng định các bản thỏa thuận thương mại - kinh tế ký kết với Trung Quốc chẳng ảnh hưởng đến lập trường địa chính trị của Ý.

Không ít quốc gia châu Âu chỉ trích việc để Trung Quốc đầu tư vào cảng biển, họ lo ngại hải cảng dân sự có thể bị sử dụng với mục đích quân sự. Tàu chiến Trung Quốc từng đến cảng Piraeus (Hy Lạp)  do Tập đoàn vận tải Cosco đầu tư.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 22.3 nhấn mạnh cho phép cường quốc châu Á mua lại hạ tầng châu Âu là sai lầm chiến lược.

Cẩm Bình (theo SCMP)

   
Bài liên quan
Trung Quốc chạy đua tích trữ chip từ Mỹ trước khi ông Trump tăng cường lệnh trừng phạt
Khi lệnh hạn chế công nghệ từ Mỹ có thể gia tăng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, lượng mạch tích hợp Mỹ được nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng vọt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ý gia nhập sáng kiến Vành đai và Con đường